Biện pháp điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ

Vào mùa hè, khi thời tiết nắng nóng và kèm theo mưa nhiều là thời điểm mà trẻ dễ mắc bệnh tiêu chảy nhất. Khi trẻ bị tiêu chảy cha mẹ cần lưu ý tránh một số điều cũng như nên thực hiện những biện pháp sau nếu không muốn tình trạng của bé yêu thêm trầm trọng.

Bệnh tiêu chảy là một tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, do virus, vi trùng hoặc kí sinh trùng gây ra và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu gia đình không kịp thời điều trị. Khi bé bị tiêu chảy kéo dài mà không được chữa trị đúng cách và dứt điểm sẽ khiến trẻ dễ sút cân, kém phát triển, lâu dần có thể gây các biến chứng nguy hiểm, hay nguy hiểm hơn là dẫn đến tử vong.

Vậy triệu chứng bệnh tiêu chảy ở trẻ em, đặc biệt trong giai đoạn đầu đời là gì, nguyên nhân gây ra căn bệnh này, cũng như cách điều trị hiệu quả tiêu chảy cấp cho trẻ,….tất cả sẽ được chuyên gia chia sẻ chi tiết trong thông tin bài viết dưới đây, mời cha mẹ cùng tham khảo nhé!

Đừng chủ quan với căn bệnh tiêu chảy ở trẻ

điều trị tiêu chảy cho trẻ bằng biện pháp nào hiệu quả?

Tiêu chảy là gì? 

Là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ em, tiêu chảy đều có thể xuất hiện ở bé với bất kỳ độ tuổi nào. Theo số liệu thống kê ở trẻ dưới 3 tuổi, trung bình mỗi năm các bé sẽ mắc từ 1 đến 3 đợt bệnh tiêu chảy.

Không những thế, căn bệnh này cũng là một mối nguy hại tiềm ẩn khi phần lớn trẻ tử vong do tiêu chảy, đều tập trung ở đối tượng dưới 2 tuổi và sinh sống tại những nước đang phát triển.

Ngoài ra, do cơ thể còn non nớt và hệ miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện nên trẻ có thể gặp phải nhiều đợt tiêu chảy trong một năm, đôi khi phải nhập viện vì tình trạng chuyển biến nghiêm trọng. Từ đó, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập, công việc của phụ huynh và là một trong những gánh nặng cho kinh tế gia đình và xã hội.

Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy

Tiêu chảy có thể do nhiều lý do, nhưng trường hợp phổ biến nhất là do đường ruột trẻ bị nhiễm trùng. Tác nhân gây ra căn bệnh này có thể là virus, vi trùng, hoặc ký sinh trùng. Và mỗi loại cũng đều có biểu hiện, cũng như cách điều trị khác nhau.

Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy còn có thể do dị ứng với thức ăn, môi trường sống ô nhiễm. Trong đó, thường thấy là nhiều trẻ gặp phải tình trạng bất dung nạp thức ăn (đa phần là bất dung nạp lactose, một loại đường đặc trưng, có trong thành phần sữa), hoặc chế độ ăn không phù hợp với thể trạng, lứa tuổi và vấn đề mà nhiều cha mẹ vô tình mắc phải là sử dụng kháng sinh kéo dài, v.v…

Và đặc biệt, một nguyên nhân mà rất ít người chú ý là trẻ đã không có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh xong, thức ăn không hợp vệ sinh (ví dụ bình bú, cùng các vật dụng không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm hoặc nguồn nước bị ô nhiễm, v.v…) cũng đều dễ dàng dẫn đến tiêu chảy.

sử dụng thuốc kháng sinh nhiều cũng có thể dễ khiến trẻ tiêu chảy

Biện pháp điều trị tiêu chảy cho trẻ

Khi bị tiêu chảy, nếu cơ thể trẻ bị thiếu hụt quá nhiều nước sẽ dễ xuất hiện hiện tượng mất nước. Mất nước được xem như một tình trạng mất chất lỏng trong cơ thể, bao gồm nước, các chất điện giải (Natri, Kali…) và đường thông qua đường ruột, từ đó gây ra tình trạng nghiên trọng là thiếu nước.

Vì thế, khi con gặp phải tình trạng này, nhiều gia đình đã lựa chọn sử dụng nước cơm như là một trong những cách bù nước. Nhưng cha mẹ cần lưu ý, lượng chất điện giải và đường trong nước cơm chưa chắc có thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thiết yếu của cơ thể trẻ trong mỗi lần tiêu chảy.

Nên từ đó, đối với trẻ tiêu chảy dần có dấu hiệu chuyển biến trầm trọng, cha mẹ nên cho trẻ sử dụng Oresol, chia thành nhiều lần uống và mỗi lần chỉ một ít.

Hoặc gia đình cũng có thể đổi sữa bình thường của con sang sữa công thức không chứa Lactose để giúp bé vừa có đầy đủ dinh dưỡng lẫn việc điều trị tiêu chảy được hiệu quả hơn.

  • Bởi vì:
    • Lactose là một loại carbohydrate đặc biệt có trong thành phần sữa, cũng như là các chế phẩm từ sữa. Và Loại men Lactase có tác dụng tiêu hóa Lactose sẽ tồn tại trên bề mặt niêm mạc ruột non.
    • Khi trẻ bị tiêu chảy, đồng nghĩa với việc đường ruột bé đã bị tổn thương ở một mức độ nhất định. Lức này, niêm mạc ruột non cũng bị tổn thương, hoạt tính của men Lactase đương nhiên sẽ tổn thương theo khiến cho khả năng tiêu hóa Lactose tự nhiên của cơ thể bị giảm sút. Từ đó, hiện tượng tiêu chảy thứ phát do không dung nạp Lactose xuất hiện và làm trẻ đi ngoài lỏng. 

Đổi sữa không có latose để trị tiêu chảy cho trẻ

Share This
COMMENTS
Comments are closed