Các giai đoạn phát triển của thai nhi theo tuần mẹ bầu cần biết

Các giai đoạn phát triển của thai nhi có lẽ là điều kì diệu nhất mà các ông bố, bà mẹ đều quan tâm. Vì qua đó, bạn sẽ biết được sinh linh bé nhỏ trong bụng mình đang lớn lên từng ngày và được hình thành ra sao.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi theo tuần

Tuần mang thai thứ nhất

Theo cách tính của bác sĩ thì ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối là ngày mang thai thứ nhất, như vậy ngày thứ 7 của kỳ kinh cuối chính là tuần mang thai thứ nhất, cả thai kỳ được tính là 40 tuần, điều này mới nghe có vẻ khó hiểu, bởi có khi vào ngày thứ 7 của kỳ kinh mà vẫn chưa sạch, làm sao đã mang thai được 1 tuần rồi cơ chứ?

Thực ra thì hầu hết phụ nữ đều không biết chính xác ngày thụ tinh của mình, nhưng họ đều biết rõ ngày đầu tiên thấy kinh ở kỳ kinh cuối của mình. Do đó các bác sĩ thường lấy kỳ kinh cuối làm cơ sở tính ngày mang thai. Và việc bạn mang thai thực sự lại là chuyện của hai tuần sau, tức sau hai tuần tính từ ngày thứ nhất của kỳ kinh cuối. 

Các giai đoạn phát triển của thai nhi

Niêm mạc tử cung bong ra và chảy máu, đó là nguyên nhân của hiện tượng kinh nguyệt và ngày đầu tiên ra kinh cũng là ngày đầu tiên của kỳ kinh. Vào ngày đầu tiên của kỳ kinh, một hoặc nhiều nang noãn trong buồng trứng phát triển, nội mạc tử cung dầy lên, đến ngày thứ 7 của kỳ kinh – tức tuần mang thai đầu tiên, noãn bào to khoảng 10mm, nội mạc tử cung dày thêm khoảng 5mm.

Phần lớn phụ nữ ngừng ra máu, kết thúc kỳ kinh của mình nhưng nhiệt độ cơ thể cơ bản vẫn ở mức thấp. Dưới ảnh hưởng của hormon trong buồng trứng tế bào tuyến cổ tử cung tiết dịch nhầy, vào ngày thứ 7 của vòng kinh, lượng dịch nhầy này gia tăng, trở nên mỏng mảnh, trong suốt, có thể kéo thành sợi. Chất dịch nhầy này giúp tinh trùng tiến vào buồng tử cung được dễ dàng.

Ở thời kỳ này, cơ thể người phụ nữ chưa có sự biến đổi rõ rệt nào, nhưng phụ nữ nào chủ định mang thai nên chú ý bổ sung dinh dưỡng hợp lý ở thời kỳ này, chú ý nghỉ ngơi, tránh cảm mạo và tiếp xúc với các chất độc hại như thuốc lá, rượu, chuẩn bị kỹ về sức khoẻ, tâm lý, ăn uống và môi trường để chào đón sự ra đời của sinh mệnh mới.

Tuần mang thai thứ 7

Ở tuần mang thai thứ 7, thai nhi được 5 tuần tuổi, cũng là quãng thời gian từ ngày thứ 43 – 49 tính từ kỳ kinh cuối.

Sang tuần thứ 7, phôi thai nhanh chóng bước vào thời kỳ thai nhi. Ở tuần này, quá trình phát triển của thai nhi vô cùng nhanh chóng. Đường kính đầu – mông của thai nhi đạt khoảng 4 – 5mm vào đầu tuần và đến cuối tuần đã dài từ 11 – 13mm, tương đương với một quả đậu Hà Lan. Các cơ quan ở phần đầu như mắt, tai, mũi, mồm đều đã hình thành.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi theo tuần

Chồi đầu và tim đã nhú, hệ thống huyết quản của tim đầy đủ hơn, đã chia thành hai khoang trái và phải. Phổi cũng đã xuất hiện chí khí quản chính. Ruột non, ruột thừa, tuyến tụy đã hình thành. Tứ chi rõ nét hơn. Chồi tay và chân đã nhú, là nơi phát triển ngón tay và ngón chân.

Hình dáng cơ thể thai phụ vẫn chưa có sự biến đổi rõ rệt. Nhưng ở nhiều thai phụ đã xuất hiện các triệu chứng phản ứng thai sớm như đau đầu, nhức đầu, buồn nôn, ói mửa, mệt mỏi, bải hoải, thèm ngủ, nước bọt tiết ra nhiều và thay đổi thói quen ăn uống, dịch âm đạo tiết ra nhiều, dễ bị viêm âm đạo, đi tiểu nhiều, hay táo bón…

Trong thời gian này thai phụ nên chú ý giữ gìn sức khỏe, không được tùy tiện tự ý dùng thuốc. Tránh tiếp xúc với tất cả các chất độc hại, đề phòng cúm và cảm mạo. Nếu thấy có dấu hiệu đau bụng, chảy máu âm đạo thì phải đi khám ngay.

Mang thai tuần thứ 11

Ở tuần mang thai thứ 11, thai nhi được 9 tuần tuổi và là quãng thời gian từ ngày thứ 71-77 tính từ kỳ kinh cuối. Trong tuần này, đường kính đầu – mông của thai nhi là 44 – 46cm, cân nặng khoảng 8g, tương đương với một quả cam.

Đầu thai nhi chiếm gần một nửa chiều dài, không thể tự do hoạt động, xương dưới của thai nhi bắt đầu chồi ra từ trước ngực, phần cổ dài ra, móng tay xuất hiện, răng bắt đầu hình thành, chồi chi thấy rõ, cấu tạo các cơ quan nội tạng đã hình thành, nhưng chức năng vẫn đang phát triển, hệ thống huyết quản tim phát triển hoàn thiện, bắt đầu thiết lập sự tuần hoàn máu với nhau thai.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi ở tuần thứ 11

Qua siêu âm có thể thấy tim thai đập, hệ thống bài tiết nước tiểu bắt đầu phát triển và bắt đầu đi tiểu, hệ thống sinh dục bắt đầu phát triển, nhưng lúc này vẫn chưa phân biệt được giới tính của thai nhi.

Ớ tuần mang thai thứ 11, dáng vẻ của thai phụ cũng biến đổi, tử cung to dần lên và nó sẽ lấp đầy khoang chậu của bạn. Nhưng các hiện tượng phản ứng thai sớm giảm dần, bắt đầu thấy thèm ăn trở lại.

Nhiều phụ nữ còn phát hiện thấy tóc mọc nhiều, móng tay móng chân dài nhanh, nhiều phụ nữ còn mọc trứng cá, hoặc xuất hiện các vết nám trên mặt; có người ngủ cảm thấy không yên ổn hoặc thay đổi tâm trạng, khí hư ra nhiều hơn, dễ viêm nhiễm âm đạo, có người bị chảy máu mũi, lời dom.

Tuần mang thai thứ 15

Ở tuần mang thai thứ 15, thai nhi được 13 tuần tuổi, ở quãng thời gian từ ngày thứ 99 – 105 tính từ kỳ kinh cuối.

Lúc này, đường kính đầu – mông của thai nhi là khoảng 93 – 103mm. Đây là lúc các chức năng cơ quan của thai nhi phát triển nhanh chóng, xương tai đã hình thành, thanh đới và nụ vị cũng đã mọc, tóc đã nhiều lên, cơ quan sinh dục ngoài đã định hình, có thể phân biệt được giới tính của thai nhi.

Toàn thân thai nhi được bao phủ bởi lông tơ. Đôi khi thai nhi tự mút tay mình, xương cốt của thai nhi cũng vững chắc hơn, tốc độ xương hóa ion canxi diễn ra rất nhanh, nếu chụp X quang lúc này, có thể soi thấy hình ảnh của xương, sau 15 tuần trở đi, thai nhi đã có hình dạng của một con người.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi ở tuần thứ 15

Lúc này bụng của thai phụ to lên, tử cung to bằng đầu đứa trẻ sơ sinh, chiều cao đáy tử cung cách dưới rốn khoảng 4 đốt ngón tay. Đến thời điểm này thai phụ không nên mặc quần áo bó, vú tiếp tục cương to, đầu vú đã tiết sữa non, quầng vú nở rộng, các triệu chứng khó chịu đã cơ bản biến mất, sinh hoạt hàng ngày trở lại như bình thường. 

Các giai đoạn phát triển của thai nhi như thế nào phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của các mẹ bầu. Bé có sinh ra có khỏe mạnh, sức đề kháng tốt không là các mẹ bỉm sữa có một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ các dưỡng chất.

Optimum Mama Gold của Vinamilk giúp mẹ và bé luôn được mạnh khỏe, giúp mẹ có một hệ tiêu hóa tốt và giảm táo bón trong thai kỳ.

Share This
COMMENTS
Comments are closed