Công tác phòng bệnh béo phì ở trẻ mẫu giáo

Sức khỏe là vốn quý giá nhất và có ý nghĩa sống còn với con người, đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo. Ở lứa tuổi này, cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện dần. Do đó, trẻ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để phát triển khỏe mạnh, hài hòa và cân đối. Người CBQL trường mầm non cần có kế hoạch cụ thể, rõ ràng để tổ chức có hiệu quả các hoạt động trong nhà trường, trong đó công tác phòng, chống bệnh béo phì là rất quan trọng và cần thiết. Để làm tốt công tác này, CBQL cần thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý giáo dục: xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra – đánh giá. Trong các chức năng này thì xây dựng kế hoạch là việc làm quan trọng và cần thiết của nhà quản lý, là thao tác của hoạt động sáng tạo, là kim chỉ nam để giúp người quản lý giải quyết một vấn đề nào đó nhằm đạt được mục đích đề ra. Từ đó, người CBQL tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch phòng chống bệnh béo phì cho trẻ mầm non như phân công GVMN tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ; thực hiện chế độ ăn ít béo, nhiều rau xanh đối với trẻ bị bệnh béo phì; tăng cường công tác tuyên truyền kiến thức về dinh dưỡng cho phụ huynh, đảm bảo công tác phòng chống bệnh béo phì cho trẻ diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, phối hợp tốt với các lực lượng ngoài xã hội cùng tham gia. Trong quản lý công tác phòng chống bệnh béo phì cho trẻ mầm non, việc kiểm tra – đánh giá rất quan trọng vì nó giúp hiệu trưởng nắm được tình hình thực hiện kế hoạch việc phòng, chống bệnh béo phì cho trẻ để kịp thời điều chỉnh hoặc có biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ.

Share This
COMMENTS
Comments are closed