Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nôn trớ

Nôn trớ là hiện tượng phổ biến ở trẻ trong những tuần đầu sau khi sinh. Tuy nhiên, cũng có những lúc nôn trớ là hiện tượng đáng lo ngại ở trẻ mà các ông bố bà mẹ cần quan tâm. 

Hãy cùng tìm hiểu thế nào là nôn trớ bình thường, nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh nị nôn trớ và cách chăm sóc trẻ bị nôn trớ đúng cách trong bài viết dưới đây nhé.

Nôn trớ là hiện tượng khi thức ăn từ dạ dạy bị trào ngược lên thực quản và ra miệng. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, dạ dày còn nằm ngang và men tiêu hóa chưa tiết đủ.

Thế nào là nôn trớ bình thường ở trẻ sơ sinh?

Theo các bác sĩ thì nôn trớ là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh trong những tuần đầu, nhất là khi bé vừa bú sữa xong hay bé vặn người. Nôn trớ ở trẻ sơ sinh thường sẽ tự hết sau 6 – 24 giờ mà không cần phải áp dụng bất kỳ cách chữa trị nào. 

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Do thức ăn quá nhiều

Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến biểu hiện nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Khi trẻ sơ sinh bú mẹ thì phản xạ nuốt sẽ xảy ra một cách rất tự nhiên. Tuy nhiên có một vấn đề là do khoang miệng của trẻ nhỏ nên nếu lượng sữa quá nhiều sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong quá trình hô hấp. Chính vì vậy mà phản ứng của cơ thể bé sẽ là nôn ra những gì trẻ vừa ăn được.

Thêm nữa, dạ dày của trẻ lúc này không lớn và chưa phát triển hoàn thiện, cho nên khi trẻ ăn quá nhiều, hoặc trẻ nằm ngửa khi ăn cũng có thể gây ra nôn trớ. Đối với trường hợp những trẻ uống sữa công thức, lỗ trên núm vú của bình sữa quá nhỏ khiến trẻ phải dùng nhiều lực để hút cũng có thể gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh.

Trẻ nuốt nước ối

Hiện tượng trẻ nuốt phải nước ối khi còn ở trong bụng mẹ là một hiện tượng khá phổ biến. Lúc đó, trẻ sơ sinh thường sẽ nôn ra chất nhầy có bọt. Nếu thấy trẻ có hiện tượng này, mẹ không nên cho trẻ ăn ngay để tránh phản xạ của cơ thể là tiếp tục nôn.

Phản ứng thuốc

Điều này được lí giải là do trẻ sơ sinh thường phản ứng mạnh với những thuốc có vị đắng, cho nên hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh khi uống thuốc cũng khá bình thường.

Cách xử lý hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh 

Để giảm tình trạng nôn trớ, mẹ nên để ý một vài điều trong khi chăm sóc trẻ:

– Nên cho trẻ bú đúng tư thế.

cho bé bú đúng tư thế

– Bế bé trong khoảng 15 phút sau khi bú rồi hãy đặt bé nằm xuống.

– Chụm bàn tay lại và vỗ nhẹ lưng bé 3-5 cái sau mỗi cữ bú để bé được ợ hơi.

– Mỗi cữ bú nên chia nhỏ với lượng sữa ít hơn. Nếu trẻ bú bình, mỗi lần chỉ cho bú từ 30 – 45ml và cách quãng cữ bú trong khoảng 1,5 tiếng. Dần dà, lượng sữa có thể tăng dần đều đến khi bé làm quen.

– Với những trẻ bú bình thì cần lưu ý sao cho sữa ngập núm vú bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày.

–  Ngoài ra cũng có thể sử dụng thuốc chống nôn theo hướng dẫn của bác sĩ.

Với những thông tin bài viết trên đây cung cấp thì các bậc cha mẹ có thể yên tâm rằng nôn trớ ở trẻ sơ sinh là hiện tượng khá bình thường. Tuy nhiên cũng không nên chủ quan, cần quan sát xem những dấu hiệu kèm theo để đưa bé đi khám nếu cần.

Tham khảo thêm các loại sữa công thức cho trẻ sơ sinh tại đây.

Share This
COMMENTS
Comments are closed