Không có loại sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh như sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn thực phẩm cung cấp dinh dưỡng đặc biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên việc nuôi con bằng sữa cũng cần phải chú ý nhiều và những lưu ý khi nuôi con bằng sữa nào tốt nhất cho trẻ sơ sinh? Mời các bạn tham khảo dưới đây!

Việc nuôi con bằng sữa mẹ luôn được khuyến khích bởi những lợi ích mà nó mang lại là vô giá. Tuy nhiên không phải người mẹ nào cũng may mắn được thực hiện thiên chức của mình một cách đầy đủ, bởi một vài lý do mà không thể nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Đây là một sự thiệt thòi cho cả người mẹ và đứa bé.

Những trường hợp mẹ không thể cho con bú

Sữa nào tốt nhất cho trẻ sơ sinh khi mẹ không thể bổ sung nguồn sữa của chính mình?

– Người mẹ bệnh nặng sốt cao không thể cho con bú dẫn đến sữa căng tức, bầu vú bị sưng. Trường hợp này mẹ nên vắt sữa ra để giảm đau cho mẹ.

– Người mẹ bị mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, viêm thận, bệnh tiểu đường, viêm gan, lao phổi, các bệnh truyền nhiễm cũng không nên cho con bú để tránh truyền bệnh cho trẻ.

– Mẹ mắc bệnh tâm thần hoặc động kinh, khi cho trẻ bú có thể gây nguy hại lớn.

– Người mẹ trong thời kì uống thuốc điều trị như phenobarbital (thuốc chống co giật), diazepam (an thần)… thuốc có thể theo sữa vào cơ thể trẻ dẫn tới bé ham ngủ, tê liệt toàn thân… vì thế không nên cho con bú.

– Mẹ bị bệnh cường tuyến giáp, trong thời gian uống thuốc cũng không nên cho trẻ bú.

– Mẹ bị bệnh galactosemia (rối loạn di truyền) hoặc phenylketonuria (rối loạn trao đổi chất) sau khi sinh cần dừng việc cho con bú để tránh trí lực trẻ bị tổn hại.

– Bầu vú mẹ bị bệnh như dầu vú thụt vào, nẻ đầu vú, viêm tuyến sữa… đều không nên cho con bú.

Do thuốc có ảnh hưởng đến sữa mẹ, vì vậy khi mẹ dùng thuốc trong thời gian cho con bú, phần lớn thuốc sẽ theo vào sữa. Bởi thế khi uống thuốc, mẹ cần phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Với những trường hợp mẹ không thể cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ thì làm sao để đảm bảo đủ nguồn dinh dưỡng cho con, giúp con phát triển toàn diện? Và loại sữa nào tốt nhất cho trẻ sơ sinh?

Đến đây chúng ta lại tìm hiểu đến một phương pháp khác giúp mẹ vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho con trong những trường hợp đặc biệt. Đó là bổ sung sữa công thức cho con thể thay thế hoặc kết hợp với sữa mẹ.

Những trường hợp cần thay thế sữa mẹ bằng sữa công thức

Sữa nào tốt nhất cho trẻ sơ sinh ngoài sữa mẹ? Đó là sữa bột công thức

1. Mẹ không có sữa. Khi sữa mẹ rất ít, thậm chí không có sữa vì nhiều nguyên nhân như cho bú quá muộn, núm vú co rút, viêm tuyến Nữa, tâm trạng người mẹ bất ổn, đang uống thuốc tránh thai…

2. Mẹ mắc các bệnh nặng như tim, gan, thận, bệnh nội tiết, u bướu ác tính hoặc các bệnh truyền nhiễm cấp tính như viêm gan, sỏi thận…

3. Nguyên nhân từ trẻ: Qua kiểm tra phát hiện, khi trẻ bị bệnh galactosemia (rối loạn di truyền), phenylketonuria (rối loạn trao đổi chất), bú sữa mẹ bị vàng da… thì không nên cho ăn sữa mẹ.

Bởi một số nguyên nhân khiến sữa mẹ không đủ hoặc mẹ không thể cho bé bú sữa như bình thường, thì các mẹ cần cho bé ăn thêm các loại sữa khác. Phương pháp này gọi nuôi dưỡng hỗn hợp, điều này rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ khi sữa mẹ không đủ. Và để biết loại sữa nào tốt nhất cho trẻ sơ sinh cũng như phương pháp sử dụng như thế nào cho hiệu quả hãy cùng tham khảo thông tin tiếp theo.

Nếu mẹ muốn tìm hiểu thêm về các loại sữa công thức tốt cho trẻ sơ sinh thì có thể xem tại thông tin chi tiết tại https://www.vinamilk.com.vn/sua-bot-vinamilk/vi/bai-viet/loai-sua-tot-cho-tre-so-sinh

Vậy nuôi con hỗn hợp như thế nào và cách kết hợp sữa ra sao cho tốt?

1. Phương pháp bổ sung

Tức là sau khi cho trẻ bú sữa mẹ thì tiếp tục cho ăn thêm sữa bổ sung hoặc sữa thay thế. Như thế mỗi lần đều có thể bú sạch sữa, có lợi cho việc tiết sữa, tránh việc sữa mẹ càng ngày càng ít.

2. Phương pháp thay thế

Nếu sữa mẹ đủ nhưng vì nguyên nhân nào đó không thể cho bú, có thể dùng sữa bổ sung hoặc sữa thay thế để thay cho một lần hoặc vài lần bú. Tốt nhất vẫn nên cho trẻ bú đúng thời gian để đảm bảo lượng sữa tiết ra.

Sử sụng sữa công thức cho trẻ như thế nào là đúng?

Pha sữa đúng cách để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ

Trước tiên rửa sạch dụng cụ pha sữa, để trong nồi khử trùng, cho nước lạnh vào không ngập bình, đun sôi, đổ bỏ nước, để dụng cụ pha sữa ráo nước, chuẩn bị dùng.

Trước khi pha sữa, ba mẹ cần rửa sạch tay, đổ một lượng nước ấm nhất định vào bình sữa (40°C – 50°C là thích hợp, không nên dùng nước quá nóng để tránh việc các chất dinh dưỡng trong sữa bị phá hủy), căn cứ vào tình trạng của trẻ để cho lượng sữa thích hợp, cứ mỗi 30ml nước thì cho một muỗng gạt ngang sữa bột (trong mỗi hộp sữa đều có thìa chuyên dụng).

Dụng cụ pha sữa dùng xong lần nào phải rửa sạch và khử trùng lần ấy

Các dụng cụ pha chế sữa như bình sữa, núm vú cao su, thìa… cần phải rửa sạch mỗi ngày, đun trong nước sôi để khử trùng. Điều này rất quan trọng dối với việc phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ. Vì các sản phẩm từ sữa có hàm lượng dinh dưỡng phong phú, dễ sinh vi khuẩn, thêm nữa các dụng cụ đựng sữa khó rửa được sạch nên vi khuẩn sẽ dễ dàng sinh sôi hơn. Sức đề kháng của trẻ còn yếu, nếu ăn sữa bị nhiễm khuẩn thì sẽ rất dễ bị tiêu chảy và các bệnh đường ruột.

Cần khử trùng các dụng cụ pha chế sữa trong nước sôi khoảng 15 phút, thông thường sau khi nước sôi 10 phút thì đổ vào bình, đun thèm 5 phút nữa rồi lấy ra. Có thể khử trùng từ 6-7 chiếc bình và núm vú một lần, mỗi lần cho ăn phải sử dụng các dụng cụ đã khử trùng sạch, sau khi ăn xong lại rửa và đun khử trùng lần nữa.

Không nên tích trữ sữa còn thừa cho những lần bú sau

Chỉ cho trẻ uống sữa mới pha, sữa không uống hết không được lưu đến bữa sau để uống tiếp. Vì sữa có hàm lượng dinh dưỡng phong phú nên bình sữa không rửa sạch và sữa chưa ăn hết rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây biến chất. Trẻ ăn phải sữa biến chất sẽ bị tiêu chảy, thậm chí ngộ độc.

Có một vài gia đình vì muốn tiết kiệm thời gian, sau khi pha sữa liền rót vào phích để giữ ấm dùng cho nhiều lần, kì thực diều đó rất bất lợi cho việc nuôi dưỡng trẻ.

Đó là một nghịch lý của nhiều phụ huynh khi luôn quan tâm loại sữa nào tốt nhất cho trẻ sơ sinh nhưng lại không biết cách sử dụng sữa đúng cách khiến cho sữa không tác dụng như mong muốn.

Nên nhớ, mỗi loại sữa có lượng dinh dưỡng phong phú, nếu để tích trữ trong phích thời gian quá lâu, khi phích giảm nhiệt độ thì vi khuẩn sẽ theo đó mà sinh sôi, sữa để trong phích không dùng sau 3-4 giờ sẽ bị biến chất. Nếu trẻ uống loại sữa đó có thể bị tiêu chảy, tiêu hoá kém, thậm chí ngộ độc. 

Chú ý tư thế trẻ khi cho bú

Bế trẻ dậy, để đầu bé dựa vào khuỷu tay hoặc cho bé nằm nghiêng trên giường, đầu lệch sang một bên, mặt đối mặt với người cho bú. Để tránh việc khi mút sữa, sữa bị trào ra ngoài làm ướt quần áo, có thể lót dưới cằm bé một chiếc khăn nhỏ.

Phương pháp cho bú

Có thể dùng thìa nhỏ hoặc bình sữa để cho trẻ ăn. Khi dùng thìa, mỗi lần đút không nên quá nhiều sữa, đồng thời đưa vào từ khoé miệng để tránh việc bé nuốt không kịp dẫn đến sặc sữa.

Khi dùng bình cho ăn, cần cho sữa đầy núm bình để tránh việc khi bé mút sữa sẽ nuốt phải quá nhiều không khí, dẫn đến đầy hơi. Sự lớn nhỏ, cứng mềm của núm vú cũng cần thích hợp. Khi lỗ núm quá nhỏ, trẻ sẽ mất nhiều sức để hút sữa, dễ mệt mỏi; nếu lỗ núm quá to sẽ dẫn đến sặc sữa; đầu núm quá mềm sẽ gây trở ngại cho trẻ mút sữa, đầu núm quá cứng lại khiến trẻ mất sức nhiều.

Để tránh việc trẻ bị trớ, sau khi ăn xong cần bế bé dậy, tay vỗ nhẹ vào lưng, khi nghe thấy trẻ ợ nấc thì mới đặt lại xuống giường, cho trẻ nằm nghiêng là thích hợp nhất, tránh đặt nằm ngửa.

Chọn sữa nào tốt nhất cho trẻ sơ sinh cũng quan trong như việc lần đầu tiên cho trẻ sơ sinh bú bình

Những điều cần chú ý khi cho bé bú bình

  • Không trêu đùa khi trẻ đang bú để tránh sữa sặc vào khí quản.
  • Khi trẻ quấy khóc, không được cưỡng ép cho ăn, nếu không sẽ dẫn đến sặc sữa, mắc nghẹn, rất nguy hiểm.
  • Nên ôm trẻ dậy cho ăn, nếu cho ăn nằm cũng nên đặt đầu cao lên, cho đầu trẻ nghiêng sang một bên. 
  • Không nên để trẻ nằm bú một mình vì có thể bé sẽ bị sặc, ngạt sữa và về lâu dài bé có thể bị viêm tai giữa hoặc sâu răng.
  • Cần đảm bảo nhiệt độ của sữa vừa phải, sữa quá nóng có thể dẫn đến niêm mạc khoang miệng bị bỏng, nếu quá lạnh sẽ khiến trẻ mất cảm giác thèm ăn, thậm chí nôn trớ.
  • Nên chọn loại sữa có công thức gần giống với sữa mẹ nhất dể đảm bảo trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần… 
  • Nếu trẻ mút sữa quá nhanh khiến núm vú cao su bị tụt vào trong thì hãy dùng ngón cái và ngón trỏ nhẹ nhàng ấn vào núm cao su ở trên miệng bình, khi ấy không khí sẽ được đưa vào bình, núm vú có thể tự động bật lên. 
  • Không nên pha thêm các loại nước khác hoặc thức ăn khác vào sữa công thức, kể cả sữa mẹ. 

-> Một vài gia đình cho rằng nước cơm rất nhiều dinh dưỡng, nếu pha thêm vào sữa cho trẻ uống thì sẽ càng tốt cho trẻ. Tuy nhiên, cách làm đó lại là phản khoa học. Ngoài ra việc phá chung sữa mẹ và sữa công thức vào một bình cũng là một việc không nên. Bởi mỗi loại sữa đều có lượng chất dinh dưỡng riêng, đặc biệt sữa công thức được sản xuất theo một công thức riêng. Nên việc pha chung sẽ khiến cho lượng chất bên trong sữa thay đổi công thức sữa chung dẫn đến các rối loạn, không tốt cho trẻ.

Kết luận

Trên đây chúng ta vừa tìm hiểu về những nguyên tắc vàng khi nuôi con bằng sữa mẹ cũng như bí quyết bổ sung sữa công thức cho trẻ trong những trường hợp sữa mẹ không đủ. Có thể thấy mối quan tâm về loại sữa nào tốt nhất cho trẻ sơ sinh hiện nay của nhiều bà mẹ đang dần phổ biến và được chia sẻ nhiều hơn.

Hiện nay, sữa Optimum Gold của Vinamilk đang dần trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều bà mẹ Việt dành cho bé yêu của mình. Với hệ dưỡng chất vô cùng dồi dào, sữa Optimum Golg giúp bé tăng cân nhanh chóng và phát triển khỏe mạnh hơn. Mẹ có thể tham khảo các thông tin chi tiết về loại sữa này tại đây

Share This
COMMENTS
Comments are closed