Mục tiêu xã hội hóa giáo dục mầm non

Mục tiêu xã hội hoá giáo dục mầm non

a) Xã hội hoá giáo dục mầm non nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non

Nói đến giáo dục là nói đến chất lượng và mục tiêu hàng đầu của giáo dục là chất lượng. Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục mầm non sẽ tạo ra các nhân tố đồng thuận giữa nhà trường và xã hội thực hiện mục tiêu giáo dục.

Nhà trường thông qua con đường này đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục mầm non, thông điệp tới cộng đồng, tới cán bộ, nhân dân, tới cha mẹ của trẻ.

Nhà trường thông qua con đường này huy động tâm lực, tài lực, vật lực của cộng đồng phát triển trường mầm non.

Điều cần nhấn mạnh là việc huy động cộng đồng xây dựng môi trường giáo dục thuận lợi cho trẻ phát triển có ý nghĩa rất quan trọng cho ngành giáo dục này.

b) Xã hội hoá giáo dục mầm non nhằm góp phần nâng cao tri thức về nuôi dạy trẻ cho nhân dân và cộng đồng.

Kiến thức về nuôi dạy trẻ đúng khoa học hiện nay là điều rất cần thiết cho sự phát triển xã hội.

Đại bộ phận nhân dân hiện nay hiểu điều này chưa thật hệ thống và phù hợp với phương pháp dạy trẻ tiên tiến. Con đường xã hội hoá giáo dục mầm non tạo điều kiện thuận lợi để nhà trường mầm non phát huy tác dụng vào cộng đồng.

c) Xã hội hoá giáo dục mầm non nhằm góp phần tăng cường quá trình chuẩn hoá, hiện đại hoá các nhà trường mầm non.

Do sự eo hẹp về tài chính nên ngân sách cho giáo dục chung ở nước ta đang ở mức thấp. Vài năm nay, dù đã nâng lên nhưng vẫn chưa đủ trang trải các yêu cầu để giáo dục đi vào chuẩn hoá, hiện đại hoá. Trong các ngành học thì ngành giáo dục mầm non lại chịu nhiều thiệt thòi nhất. Ngân sách chi cho giáo dục mầm non chiếm khoảng 5% ngân sách chung chi cho giáo dục. Tăng vốn tài chính cho giáo dục mầm non là yêu cầu bức thiết hiện nay. Xã hội hoá giáo dục mầm non phải nhằm vào mục tiêu này, tất nhiên phải thực hiện sao cho phù hợp với sức dân, thuận lòng dân. Mọi sự huy động phải hướng vào công việc chuẩn hoá, hiện đại hoá nhà trường. Chuẩn hoá và hiện đại hoá về đội ngũ. Chuẩn hoá và hiện đại hoá về cơ sở vật chất sư phạm

d) Xã hội hoá giáo dục mầm non nhằm thúc đẩy quá trình dân chủ hoá giáo dục

Dân chủ hoá giáo dục là yêu cầu thiết yếu cho sự phát triển giáo dục.

Dân chủ hoá giáo dục đặt ra với giáo dục mầm non là việc để toàn xã hội trong đó có ngành giáo dục và các ngành hữu quan khác thực hiện tốt Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

Trẻ em không phải chỉ được chăm sóc ở trường mà còn được chăm sóc tại gia đình, phòng chống các sự bạo hành đối với trẻ, phòng chống các tệ nạn xã hội đe doạ trẻ…

 Mục tiêu cao nhất của xã hội hoá giáo dục mầm non là nhằm làm cho toàn xã hội, trước hết những người làm công tác giáo dục, gia đình, chính quyền có sự phối hợp thực hiện được “Công ước về quyền trẻ em” mà Nước ta đã cam kết thực hiện và Luật chăm sóc giáo dục trẻ mà Nhà nước

Những điều cần biết về biện pháp giục sinh

Trong trường hợp cảm thấy lo lắng về em bé và/hoặc sức khỏe của bạn, bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện những biện pháp giục sinh. Giục sinh là kỹ thuật làm cơn chuyển dạ xảy ra bằng những biện pháp nhân tạo. Hầu hết các bác sĩ sẽ chờ đợi 1 đến 2 tuần sau ngày dự sinh trước khi quyết định sử dụng biện pháp giục sinh. Một số lý do khiến các bác sĩ phải giục sinh bao gồm: Mẹ bị những bệnh mạn tính như tăng huyết áp hoặc đái tháo đường có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi. Trẻ không phát triển bình thường. Mẹ bị vỡ ối, có nghĩa là màng bao quanh thai nhi bị vỡ nhưng hiện tượng co bóp để tống thai nhi ra ngoài không xuất hiện sau một khoảng thời gian được xem là an toàn. Để sức khỏe tốt hơn cho việc sinh nở dù với hình thức nào, các mẹ nên có sự chuẩn bị chu đáo về thể chất lẫn tinh thần. Các bài tập yoga cho bà bầu sẽ là một liệu pháp hiệu quả mà bạn nên áp dụng.

Những điều cần biết về biện pháp giục sinh

.

Share This
COMMENTS
Comments are closed