Nguyên nhân và cách xử trí bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Phản xạ tự nhiên của trẻ khi bú sữa mẹ là nuốt, nhưng nếu khoang miệng con nhỏ mà lượng sữa lại nhiều, bé sẽ dễ trào ngược sữa ra ngoài.

Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh và cách xử trí

Đây là biểu hiện nôn sinh lý khi thức ăn trong dạ dày được đẩy lên thực quản và trào ra ngoài. Để khắc phục tình trạng đó, mẹ nên cho con bú thật chậm, không cho bú quá nhiều. Sau đó, hãy đợi khoảng 15 phút rồi mới cho con nằm xuống.

Đối với trẻ bú bình, hãy nghiêng bình để lấp đầy sữa trong núm vú, nhờ đó sẽ tránh được tình trạng con sẽ nuốt không khí vào dạ dày và gây nôn ói.

Tuy nhiên, nếu thấy con nôn kèm theo một số biểu hiện như sốt, ho, nổi ban, đau bụng, co giật … thì đây không còn là chứng nôn sinh lý nữa mà là dấu hiệu của các bệnh lý như: rối loạn tiêu hoá, nhiễm khuẩn tiêu chảy, nhiễm trùng đường ruột, dị ứng sữa … và cha mẹ cần đưa con đến bác sĩ để chữa trị kịp thời.

trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh và cách xử lý

Nguyên nhân có liên quan đến ăn uống

Đây là tình trạng phổ biến ở những trẻ sơ sinh bị ép ăn quá nhiều, bú quá no, bú bình, pha sữa không đúng cách, không dung nạp được sữa bò, hoặc khi bắt đầu ăn bổ sung với thực phẩm mới. Nếu là do một trong những nguyên nhân trên, lượng nôn bị trào ngược ra ngoài sẽ ít và chủ yếu là thức ăn. Con vẫn sẽ vui chơi bình thường, không ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể. Vì vậy, cha mẹ chỉ cần điều chỉnh lượng và cách cho ăn như sau:

– Đừng ép trẻ ăn nhiều.

– Chia thức ăn cho nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo đủ lượng cần thiết.

– Sau khi cho con bú sữa mẹ, nên bế trẻ từ 10-15 phút rồi mới đặt nằm xuống.

– Thực hiện pha sữa đúng công thức.

– Khi cho con bú bình, nên nghiêng bình khoảng 45 độ để sữa lấp đầy núm vú, hạn chế việc nuốt không khí vào dạ dày.

– Một số trẻ không thể dung nạp sữa bò, mẹ nên thay thế bằng sữa đậu nành hoặc sữa chua.

Nguyên nhân do co thắt môn vị

Thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi có thể trạng thần kinh dễ bị kích thích hoặc kém ngủ. Tình trạng trào ngược sẽ xảy ra sớm ngay vào những ngày đầu sau khi sinh. Lượng nôn chủ yếu là sữa hoặc sữa đông vón tuỳ theo thời gian lưu lại ở dạ dày, cho dù trẻ ăn sữa mẹ hay sữa bò. Bệnh sẽ giảm dần theo thời gian khi trẻ được bắt đầu ăn với chế độ đặc hơn.

Khi đó, chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ cần lưu ý:

– Cho trẻ ăn thức ăn đặc hơn bằng cách thêm cháo vào sữa.

– Cho con bú thường xuyên hơn bình thường. Bế bé cao hơn mỗi lần cho bú, đầu tiên là 10 phút bên trái, sau đó mới chuyển sang bên phải khoảng 20 phút.

Nguyên nhân do dị tật bẩm sinh của đường tiêu hóa

Do phì đại lớp cơ môn vị: Sau khi sinh, trẻ vẫn bú sữa mẹ bình thường, khoảng 3-4 tuần sau sẽ xuất hiện tình trạng nôn mửa, nôn nhiều lần sau khi ăn, nôn vọt thành tia và liên tục.

Lượng trào ngược ra ngoài là sữa hoặc sữa đông vón trong dạ dày đã lâu. Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho trẻ bị giảm cân nhanh. Để khắc phục, mẹ cần lưu ý cách cho con ăn như sau:

– Chia thức ăn thành vài bữa nhỏ mỗi ngày, tăng số lần cho ăn.

– Sau khi ăn, nên bế con khoảng 10-15 phút.

– Chế độ ăn đặc dần lên.

– Sử dụng thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ.

– Nếu chẩn đoán là nôn do dị tật bẩm sinh, thường đòi hỏi phải xử lý ngoại khoa.

Trào ngược dạ dày là hiện tượng thực phẩm trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Thường xuất hiện ngay sau khi sinh, sau bữa ăn, khi bé nằm hoặc khi bé khóc. Nếu không được xử lý kịp thời, nó có thể gây ra chứng biếng ăn, suy dinh dưỡng cho trẻ em, do đó đòi hỏi phải có sự quan tâm đầy đủ và hợp lý của cha mẹ.

Share This
COMMENTS
Comments are closed