Nói chuyện với bé 1 – 2 tuổi

 

Ngôn ngữ của trẻ bắt đầu phát triển trong giai đoạn này, đặc biệt khi trẻ được 2 tuổi. Bé đã hiểu nhiều hơn và diễn tả được cái nó muốn. Trẻ em đối thoại thế nào? Hầu hết các em bé phát ra những lời đầu tiên ngay đầu giai đoạn này, mặc dù có một số bé nói sớm hơn và số khác thì không biết nói cho đến khi nó gần 2 tuổi.

Nếu bé bận tâm với việc tập đi, nó sẽ gác việc tập nói sang một bên. Điều này không bất thường và không có gì phải lo lắng. Có thể bé học từng cụm từ mà chưa có khả năng hiểu hết cả câu. Mặc dù bé mới biết bập bẹ, nhưng nó sẽ tiến rất nhanh. Bé sẽ sớm có khả năng chỉ ra các đồ vật quen thuộc, gọi tên đồ vật đó, nhận ra tên của người quen, và các bộ phận thân thể.

Khoảng 2 tuổi, bé có thể sử dụng cụm từ cả một câu có hai đến bốn từ. Chắc chắn bạn sẽ thấy phải vất vả để bắt trẻ bạn làm điều bạn yêu cầu, đôi khi nó chỉ lờ đi hoặc la hét chống đối. Đơn giản là nó kiểm tra giới hạn của bạn và mức độ điều khiển của nó.

Khoảng 18 tháng tuổi, có lẽ bé sẽ biết nói “không” một cách rõ ràng, đầy quyền lực! Và khi được 2 tuổi, có thể nó sẽ nổi giận khi không chịu làm điều bạn yêu cầu. Bé cũng có dấu hiệu thích sở hữu, bạn sẽ thường xuyên nghe “cái này là của con” hay thấy bé khóc khi lấy đồ của nó, khi bạn giả bộ thương người khác hơn nó. Bạn nên làm gì? Bé lắng nghe mọi thứ bạn nói, và nhớ rất tốt. Thay vì dùng những từ của trẻ thơ, bạn dạy cho bé những tên chính xác về người, nơi chốn, và những đồ vật. Bạn nên nói chậm và rõ ràng, và đơn giản. Đừng vờ nói ngọng, bé sẽ quen với cái sai tai hại đó! Con của bạn vẫn còn đối thoại bằng những động tác như chỉ vào thứ mà nó muốn. Dù bạn hiểu rồi, vẫn nên nói thêm: “Con muốn uống nước phải không?” và đợi bé trả lời. Rồi bạn nói: “Con muốn ăn cái gì? Ăn bánh qui hả? Ừ, để mẹ cho ăn bánh qui” Cách này khuyến khích bé phản ứng và tham gia vào cuộc đối thoại. Nhưng đừng làm cho bé thất vọng bằng cách từ chối đồ ăn hay thức uống để bắt trẻ phải trả lời cho bằng được.

Khoảng giữa 15 và 18 tháng tuổi, con bạn có thể hứng thú với những trò chơi ngôn ngữ và xác định đồ vật như: “Tai con đâu?”, “Mẹ đầu rồi?”. Từ vựng của trẻ phát triển rất nhanh, nhưng phát âm còn chậm và không rõ. Cố gắng sửa cách phát âm cho trẻ; hầu hết các em bé đều phát âm sai. Thay vào đó, bạn nhấn mạnh những âm đúng khi trả lời. Có nên lo lắng không? Một số bé không biết nói khi đã được 2 tuổi. Thay vào đó, bé chỉ dùng những cử chỉ và âm thanh. Vốn từ cũng thay đổi nhanh chóng trong lứa tuổi này; một số bé nói nhiều từ một lúc, một số khác chỉ nói được một ít. Hầu hết các trẻ ở lứa tuổi này có những giai đoạn quan trọng chung về giao tiếp như:

– Nói khoảng 15 từ lúc bé 18 tháng.

– Đặt 2 từ với nhau tạo thành một câu khi bé 2 tuổi.

– Làm theo những chỉ thị khác nhau lúc bé 2 tuổi. Vấn đề thính giác có thể nhận thấy rất rõ ràng trong giai đoạn này bởi vì bé có thể nghe nói đựơc. Đừng ngần ngại bày tỏ ngay những lo lắng của bạn cho bác sĩ. Đặc biệt nếu bạn cảmthấy con bạn không bập bẹ hay phản ứng với lời nói của bạn. Đôi khi bệnh truyền nhiễm về tai làm cản trở bé không nghe được bình thường. Nên có những xét nghiệm đặc biệt để kiểm tra thính giác của trẻ

 

 

Share This
COMMENTS
Comments are closed