Ọc sữa và những biểu hiện thưởng gặp ở trẻ

Trẻ sơ sinh thường hay có những dấu hiệu như quấy khóc và điển hình là trường hợp trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa. Tuy nhiên, những dấu hiệu này có thể là báo hiệu của một số bệnh mà trẻ đã bị mắc phải, điển hình như là các bệnh về hệ tiêu hóa.

1. Vì sao trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Trẻ nhỏ trong giai đoạn sơ sinh có hệ tiêu hóa còn non yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ nên trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa là điều hết sức bình thường, đặc biệt là khi bú thì bé dễ nuốt hơi vào dạ dày. Lượng hơi này không chỉ làm bé dễ no hơn mà còn làm trẻ hay ọc sữa khi được mẹ đặt nằm nghiêng. Chia nhỏ thời gian bú để giúp bé tiêu hóa tốt hơn là một phương pháp phòng tránh hiệu quả.

Khi cho trẻ bú bình, mẹ nên giữ bình sữa nghiêng 45 độ và dùng núm vú đặc biệt để tránh bé nuốt quá nhiều khí thừa. Khi cho bé ăn xong, mẹ không nên để bé nằm tránh làm con bị đầy bụng, khó tiêu. Nếu đã thử khắc phục nhiều cách nhưng bé vẫn bị ọc sữa, hãy đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và nhận lời khuyên từ chuyên gia.

Ngoài ọc sữa sinh lý, hiện tượng ọc sữa có thể là do các dị tật ở đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp tá tràng… Một số bệnh đường tiêu hóa như tắc ruột, lồng ruột… cũng khiến trẻ đột nhiên ói, ưỡn bụng, bụng nổi phồng …

trẻ vặn người thường xuyên là do thiếu canxi

2. Trường hợp trẻ sơ sinh hay vặn mình ọc sữa

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa trong khoảng 3 tháng đầu tiên sau sinh, nhất là dấu hiệu sinh lý gồng người và vặn mình đến mức đỏ mặt tía tai trong vài ba phút rồi tự khỏi. Nhiều bà mẹ thấy hiện tượng này là bình thường và nghĩ không có vấn đề gì xảy ra. Tuy nhiên điều này chỉ đúng khi bé vẫn ăn ngủ tốt và tăng cân đều. Với những trẻ hay bị ọc sữa và vặn mình, nhất là hiện tượng co giật nhiều trong lúc ngủ thì mẹ cần xem lại thực đơn dinh dưỡng cho bé. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang bị thiếu canxi.

Tuy nhiên, nếu trong cơn vặn mình kèm theo các dấu hiệu khó ngủ và ngủ ít, giật mình thức giấc vào ban đêm, đổ nhiều mồ hôi, chậm tăng cân và rất khó tăng cân trong 3 tháng đầu thì rất có thể trẻ đã bị thiếu hụt vitamin D. Nếu triệu chứng gồng mình hay vặn người là do thiếu canxi máu thì thường gặp hơn ở những bé sinh non, dinh dưỡng kém. Những trẻ này thường có biểu hiện dễ bị kích thích với tiếng động, thở khò khè, hay nôn ói…

Nói tóm lại, nếu bé vẫn khỏe và vẫn lên cân tốt thì triệu chứng vặn mình và đỏ mặt là sinh lý bình thường, sẽ tự hết khi bé được 2 – 3 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ thường ngủ nhiều nhưng có giấc ngủ ngắn, thường 3 đến 4 tiếng sau khi bú là lại ngủ nên cha mẹ cần tập điều chỉnh lại giờ đi ngủ cho bé.

Hi vọng với những chia sẻ này, mẹ sẽ có thêm thông tin để chăm sóc bé tốt hơn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại đây những cách trị nôn trớ khác cho trẻ.

Share This
COMMENTS
Comments are closed