Sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn

Nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ từ lúc lọt lòng cho đến khi trưởng thành là một quá trình không hề đơn giản. Nhưng để quá trình này trở nên dễ dàng hơn thì trẻ cần phải được bảo vệ ngay từ trong bụng mẹ. 

Khi còn trong bụng mẹ, đứa trẻ sống hoàn toàn dựa vào cơ thể của người mẹ, như một vật ký sinh. Sự trao đổi các chất dinh dưỡng đều phải tiến hành qua bánh nhau và ở nhau thai không có sự lưu thông trực tiếp giữa mẹ và con. Ớ bánh nhau có một màng ngăn cách, qua màng này đứa trẻ nhận lượng oxy và các chất dinh dưỡng từ người mẹ truyền sang và thải các chất bã cặn cùng thán khí ra ngoài, qua tuần hoàn của người mẹ. Chính vì vậy mà người mẹ cần nắm rõ sự phát triển của thai nhi qua các giai đoạn để có thể bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý, giúp trẻ ra đời được khỏe mạnh và phát triển tốt. 

1. Giai đoạn đầu

Giai đoạn phôi thai là giai đoạn hình thành các bộ phận, giai đoạn này rất quan trọng về mặt phát triển, vì các dị tật bẩm sinh, nếu có, đều có thể xảy ra trong giai đoạn này.

Do đó, việc bảo vệ thai phụ trong giai đoạn đầu rất quan trọng, cần phòng bệnh tốt nhất là những bệnh gây nên do siêu vi trùng và tránh dùng thuốc có hại cho phôi. Các bệnh của người mẹ với việc dùng thuốc không đúng có thể làm cản trở sự phân chia tế bào, hoặc làm cho sự phân chia không đúng với lượng nhất định.

Vấn đề ăn uống cũng cần chú ý, vì nếu thiếu một vài loại vitamin cơ bản kéo dài, cũng có thể gây ra những dị tật bẩm sinh cho đứa trẻ. Thí dụ: thiếu vitamin A, D. Có trường hợp vì thiếu vitamin A, đứa trẻ khi sanh ra thấy da vàng từng mảng, nứt nẻ, khô co cứng các khớp, hạn chế cử động. Trường hợp nhẹ có thể khỏi, nhưng nặng quá có thế biến chứng nhiễm trùng rồi chết. Vì thế để bảo vệ trẻ khi còn trong bụng mẹ, cần phải thận trọng, dè dặt khi dùng thuốc, và chỉ sử dụng những vitamin cần thiết cho thai.

Chăm sóc tốt cho quá trình mang thai sẽ giúp thai nhi ra đời được khỏe mạnh và phát triển tốt trong tương lai

2. Giai đoạn hai

Lúc này, đứa trẻ đã được phân biệt giới tính, có đầy đủ bộ phận và các tế bào chỉ việc phát triển, ta gọi là phát triển tổ chức. Đứa trẻ lớn và phát triển đều đặn. Thời gian phát triển trong dạ con có thể tính từ tháng thứ 3 tới tháng thứ 9, nhưng sự phát triển nhanh nhất vào ba tháng cuối, từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 9.

Trong tử cung người mẹ, thai phát triển bình thường trong 6 tháng đầu chỉ đạt tới 1.000 đến 1.200 gam. Nhưng chỉ trong mười hai tuần sau thai tăng lên 2000 gam nữa. Như vậy, sức lớn của thai tăng rất nhanh trong những tháng cuối, thời gian chỉ bằng một phần ba, nhưng sự phát triển tăng gấp hai lần.

Kháng thể và các chất dinh dưỡng khác truyền qua nhau thai trong giai đoạn này, ngoài chế độ lao động hợp lý, người mẹ cần được tăng thêm khẩu phần ăn , có chất lượng đủ để cung cấp cho nhu cầu phát triển của thai.

3. Giai đoạn cuối

Đây là giai đoạn chuẩn bị cho cuộc sanh đẻ được tốt, chuẩn bị tư tưởng cho người mẹ. Thầy thuốc và nữ hộ sinh phải giải quyết sao cho “mẹ tròn con vuông”, nghĩa là phải đảm bảo sao cho cuộc sanh đẻ được an toàn.

Khi chuyển dạ, những cơn co bóp của tử cung và thành bụng có ảnh hưởng đến sự lưu thông máu giữa mẹ và con, thai lại phải qua đường sinh dục hẹp, nhất là ở trường hợp sanh con đầu lòng. Tất cả những hiện tượng đó dễ gây sang chấn đối với thai, tuần hoàn nhau thai bị giảm, lượng máu chuyển đến thai bị rối loạn và ít đi, thai bị ảnh hưởng ở trong tình trạng thiếu oxy. Những sang chấn này, có thể gây nguy hiểm cho trẻ, không những sau khi đẻ mà còn có thể để lại những di chứng rất tác hại sau này như: liệt chân tay, liệt mặt, câm, điếc, đần độn, chậm phát triển về tinh thần. Dĩ nhiên, nếu người mang thai có tiền sử dễ bị đe dọa khi sanh, đặc biệt là các bệnh tim, thận, thiếu máu, huyết áp, nhiễm độc… thì việc chăm nom và theo dõi càng phải cẩn thận và thường xuyên hơn. Theo dõi như vậy mới bớt được những nguy hiểm cho trẻ như đẻ non, sang chấn, ngạt. Đó là chưa kể những biến chứng có thể xảy ra cho người mẹ.

Nếu đứa trẻ sanh ra non tháng, việc nuôi dưỡng khó khăn, cần phải có sự hướng dẫn chuyên môn trước khi ra viện. Nếu đứa trẻ đã được theo dõi, và điều trị tích cực sau sinh, thì khi có điều kiện thầy thuốc phải theo dõi sự phát triển của trẻ trong một vài năm đầu qua phòng khám trẻ em lành mạnh, để xem sự phát triển về thể chất và tinh thần có được bình thường hay không. 

Qua những thông tin về các giai đoạn phát triển hy vọng sẽ giúp các bà mẹ mang thai có thêm kiến thức trong việc chăm sóc sức khỏe cho mình và thai nhi. Mẹ có thể tham khảo tại đây những sản phẩm giúp bà bầu có thể bổ sung chất dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể. 

Share This
COMMENTS
Comments are closed