Sữa nào tốt nhất cho trẻ sơ sinh: Chuyên mục tìm hiểu về sữa mẹ

Sữa nào tốt nhất cho trẻ sơ sinh và bí quyết giúp mẹ chăm sóc con tốt hơn trong 12 tháng đầu đời? Những thắc mắc xung quanh việc chăm sóc con và gọi nguồn sữa về như thế nào sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.

Nuôi con bằng sữa mẹ trong 12 tháng đầu sau sinh

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa mẹ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất tốt cho hệ miễn dịch, tiêu hóa của trẻ. Nhưng nếu không biết cho con bú đúng cách thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Nhiều người cho rằng việc cho con bú là bản năng tự nhiên của người mẹ nên không cần học hỏi hay tìm hiểu về nó. Tuy nhiên có rất nhiều kiến thức xung quanh vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ và những điều này có thể thay đổi tùy vào từng thời điểm trong độ tuổi của bé yêu. 

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mẹ cần biết để phòng tránh và có cách chăm sóc con tốt nhất trong 12 tháng đầu sau sinh.

Tháng đầu tiên: Dạy con ngậm ti như thế này cho đúng?

Việc hướng dẫn trẻ sơ sinh ngậm ti mẹ đúng cách là một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có vai trò hết sức quan trọng. Bởi khi trẻ ngậm ti không chuẩn trẻ có thể không bú đủ sữa và dễ dẫn đến những tổn thương ở đầu núm vú cho mẹ. Do đó, mẹ cần chú ý một số cách sau để hướng dẫn trẻ ngậm ti đúng cách.

  • Mẹ chọn tư thế nằm hoặc ngồi thoải mái nhất để người bé áp sát vào người mẹ.
  • Kết hợp tay và gối (nếu cần) để đỡ em bé sao cho miệng em bé ngậm vừa khít núm vú.
  • Nghiêng đầu em bé về phía bầu ngực một chút và nhẹ nhàng chạm núm vú vào môi trên của trẻ. Nếu cần thì vắt nhẹ nhàng một ít sữa để tác động vào môi trẻ.
  • Tháng thứ hai: Làm sao để nhận biết bé đã bú đủ sữa hay chưa?

Bởi vì sữa trong bầu ngực mẹ không dễ dàng đong đếm như đựng trong một chiếc bình và chúng ta hoàn toàn không biết trẻ đã bú bao nhiêu và lượng sữa nào tốt nhất cho trẻ sơ sinh.

Do đó để đảm bảo bé đã bú đủ lượng sữa cần thiết thì cách chính xác nhất đó là:

  • Theo dõi trọng lượng cơ thể trẻ trong một vài tuần đầu tiên. 
  • Theo dõi việc tu ti của trẻ hàng ngày bằng cách đếm số lượt thay tã cho trẻ.
  • Theo dõi biểu hiện của trẻ sau khi bú

Thông thường, đối với trẻ sơ sinh trong 1-2 tháng đầu, mỗi ngày trẻ sẽ tè ướt trong khoảng từ 6 đến 8 chiếc tã giấy và có 2 lần “ị thối”. Nếu trẻ lên cân đều đặn và lượng nước tiểu và phân của trẻ không có gì bất thường thì có nghĩa là mẹ đã cho trẻ bú hợp lý.

Ngoài ra khi trẻ bú đủ lượng sữa cần thiết trẻ sẽ vui vẻ và ngủ ngon hơn, không quấy khóc hoặc mệt mỏi.

Tháng thứ ba: Bí quyết đảm bảo sữa cho con trong thời gian mẹ đi làm

Đối với những phụ nữ đang làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị thì việc đi làm lại sau thời gian nghỉ thai sản là điều không thể tránh khỏi. Lúc này mẹ cần nói rõ với đơn vị sử dụng lao động rằng mình nuôi con bằng sữa mẹ và cần được tạo điều kiện để có thêm thời gian và địa điểm dành cho việc vắt sữa cho con.

Bên cạnh đó mẹ cần tập cho trẻ bú bình, và cùng lúc chuẩn những dụng cụ cũng như thời gian biểu cho việc vắt sữa, cấp đông và bảo quản sữa để em bé luôn có sữa mẹ để bú ngay cả khi không có mẹ ở bên cạnh.

Ngoài ra mẹ vẫn có thể xin ý kiến bác sĩ để bổ sung sữa công thức cho trẻ nếu mẹ không đủ điều kiện để vắt sữa.

Sữa nào tốt nhất cho trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu đời? Đó là sữa mẹ

Tháng thứ tư: Những lưu ý khi mẹ dùng nước uống có cồn

Nhìn chung, trong thời gian cho con bú, mẹ vẫn có thể uống chất có cồn nhưng với một lượng nhỏ: với bia là khoảng 240ml, với rượu vang là khoảng 180 ml và phải sau ít nhất là 2-3 giờ mới được cho trẻ bú.

Tháng thứ năm: Có phải trẻ bú mẹ thường khó ngủ qua đêm hơn trẻ uống sữa công thức?

Nhận định này không đúng hoàn toàn với trẻ sơ sinh, có thể hiểu sữa mẹ được tiêu hóa nhanh hơn so với sữa công thức, nên khi trẻ bú mẹ dễ bị thức giấc để đòi ti hơn là trẻ uống sữa công thức. Tuy nhiên, nếu nói đến việc trẻ ngủ qua đêm là do bú sữa mẹ hay sữa công thức thì không hoàn toàn đúng vì cũng không ảnh hưởng quá nhiều.

Nhịp sinh học của mỗi trẻ là khác nhau và đối với trẻ sơ sinh ở thời điểm này thì giấc ngủ qua đêm của trẻ chỉ là khoảng 5 đến 6 giờ chứ không phải là 8 đến 9 giờ. Các em bé chỉ bắt đầu bỏ thói quen thức đêm khi trẻ đã sẵn sàng chứ không phải vì trẻ bú mẹ hay uống sữa công thức. Vì vậy mẹ đừng quá lo lắng về dòng sữa nào tốt nhất cho trẻ sơ sinh khi ngủ.

Tháng thứ sáu: Nên bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm như thế nào?

Đối với trẻ 6 tháng tuổi thì sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất. Tuy nhiên, mẹ nên bắt đầu tập cho bé ăn dặm để làm quen dần.

Khi mới bắt đầu tập ăn dặm, mẹ nên cho trẻ làm quen với một vài miếng nhỏ bột gạo hoặc bột ngũ cốc dinh dưỡng. Sau khi bé đã quen việc cầm nắm thức ăn cũng như biết cách ăn thì, mẹ có thể chế biến thêm rau xay nhuyễn hoặc nước rau, tiếp đến là thịt. Lưu ý là bé cần thời gian khoảng 3-5 ngày trước khi mẹ giới thiệu một loại thực phẩm mới cho trẻ và cần đi từ một lượng nhỏ trước.

Tháng thứ bảy: Đang cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?

Mẹ có thể dùng thuốc tránh thai kể từ tuần thứ bảy sau sinh trở đi. Tuy nhiên loại thuốc tránh thai mà mẹ uống cần chú ý không nên chứa thành phần estrogen vì estrogen có khả năng làm giảm lượng tiết sữa của bà mẹ cho con bú.

Ngoài ra một số nghiên cứu cũng cho thấy việc cho con bú bằng sữa mẹ cũng giúp kéo dài khoảng cách mang thai giữa 2 lần nên mẹ có thể yên tâm hơn.

Tháng thứ tám: Nguyên nhân dẫn đến tắc tuyến sữa và cách xử lý?

Ở thời điểm này, nhiều trẻ có xu hướng lười bú mẹ hơn vì đã có thức ăn dặm thay thế.

Và khi trẻ bú ít hơn thì mặc định các tuyến sữa sẽ ít tiết sữa hơn bởi tuyến sữa làm việc theo nguyên tắc “có cầu có cung” tức là trẻ bú nhiều sẽ tiết ra nhiều và ngược lại. Vì vậy khi tuyến sữa không được kích thích thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng ít sữa hoặc tắc sữa. Cách đơn giản để giải quyết khi tắc sữa hoặc ít sữa là dùng biện pháp chườm nóng bằng khăn ấm, uống nhiều nước và dùng đến dụng cụ hút sữa.

Nếu việc cương sữa dẫn đến sốt hoặc các triệu chứng khác thì mẹ cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa vì rất có thể mẹ đã bị viêm tuyến vú hoặc bị nhiễm trùng do tắc tuyến sữa lâu ngày gây ra.

Tháng thứ chín: Làm thế nào để trẻ ngừng cắn ti mẹ?

Giai đoạn này trẻ đã có những chiếc răng ngà xinh xắn và đôi khi trẻ cảm thấy ngứa răng nên nghiến vào đầu ti của mẹ là chuyện bình thường. Tuy nhiên điều này sẽ khiến mẹ bị đau và khó chịu, vì vậy mỗi lần bị bé cắn, mẹ cần nói thành tiếng: “Không cắn mẹ!” và rút vú ra khỏi miệng trẻ. Khi cảm thấy trẻ đã ti đủ thì mẹ nên cho trẻ thôi bú.

Tháng thứ mười: Trẻ không còn quan tâm đến ti mẹ nữa – điều đó có bình thường không?

Điều này là hoàn toàn bình thường với độ tuổi này của trẻ. Đây là thời gian bé tập trung vào việc tò mò khám phá thế giới hơn là việc chăm chú vào bầu ngực của mẹ. Trẻ có thể dễ dàng bị phân tâm bởi tiếng ồn và ngay lập tức rời miệng khỏi ti để ngoái ra ngó nghiêng. Điều này có thể khiến mẹ cảm thấy khó chịu, tuy nhiên đây vẫn chưa phải là thời gian thích hợp để cai sữa cho trẻ vì thế hãy cố gắng để vượt qua nó. 

Tháng thứ mười một: Khi trẻ đã ăn dặm tốt thì nên cho trẻ bú một ngày mấy lần?

Câu trả lời là khoảng bốn lần. Trẻ ở độ tuổi này nên bú khoảng 16 đến 20 ounces sữa mẹ một ngày bởi vào thời gian cuối của năm đầu tiên thì một nửa lượng calo trẻ cần nhận được vẫn nên từ sữa mẹ.

Tháng thứ mười hai: Nếu chưa sẵn sàng cai sữa, có nên tiếp tục cho con bú?

Các mẹ có biết điều tuyệt vời nhất đối với sức khỏe của trẻ là sữa mẹ và không có loại sữa nào tốt nhất cho trẻ sơ sinh bằng sữa mẹ. Có thể em bé của mẹ đã một năm tuổi nhưng điều đó không có nghĩa là bé không cần đến sữa mẹ nữa. Sữa mẹ sẽ không chỉ giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật mà nó còn giúp trẻ nhanh chóng bình phục khi không may mắc bệnh. Vì vậy hãy cứ tiếp tục cho trẻ bú mẹ, trừ khi bạn không đủ sữa hoặc vì bất kỳ lý do gì khác thì có thể sử dụng sữa công thức để bổ sung cho trẻ.

Theo mẹ, sữa nào tốt nhất cho trẻ sơ sinh trong 12 tháng đầu?

Một số lưu ý khác dành cho mẹ khi cho con bú

Bên cạnh những thắc mắc khi cho con bú để đảm bảo đầy đủ chất cho con thì mẹ cũng nên chú ý đến sức khỏe của mình, bởi người mẹ khỏe thì mới có thể nuôi con mình khỏe mạnh được.

Uống đủ nước

Sữa mẹ chiếm gần 90% thành phần là nước, bên cạnh đó khi cho con bú, cơ thể bạn sẽ giải phóng ra lượng hormone oxytocin – khiến bạn khát. Vì vậy, uống nước thường xuyên là việc bạn nên làm, bởi nước vừa khiến bạn giải tỏa cơn khát nhanh chóng, vừa giúp việc cung cấp sữa cho con được kịp thời, thường xuyên. 

Tuy thế, bạn không cần thiết phải gồng mình uống nước quá sức. Bạn chỉ cần uống vừa đủ để đáp ứng lượng nước cần thiết cho cơ thể mình. Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra lượng nước của mình là đã nạp đủ vào người hay chưa thông qua việc cảm nhận màu sắc của nước tiểu bằng mắt thường. 

Dinh dưỡng hợp lý với lượng calo đầy đủ

Bạn cần đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ calo khi đang nuôi con bằng sữa mẹ. Cụ thể, bạn cần 2000 – 2100 calo mỗi ngày nếu em bé của bạn đang hoàn toàn được nuôi bằng sữa mẹ.
Bạn có thể bổ sung lượng calo từ những thực phẩm lành mạnh như: Quả bơ (loại quả rất giàu chất béo tốt cho sức khỏe), sữa chua (chúng có chứa nguồn Protein và Canxi khổng lồ), bơ lạc (chứa rất nhiều Protein và chất béo), ngoài ra trứng, hạnh nhân, quả óc chó, táo xanh, pho mát… cũng chứa nguồn calo lớn.
Quá trình nuôi con bằng sữa mẹ và đặc biệt sau khi con ti xong, bạn sẽ bị sự thèm ăn hoành hành. Vì vậy, nếu bạn không có cảm giác này thì nó có thể là đấu hiệu bạn cần hỗ trợ tinh thần. Bởi phụ nữ bị trầm cảm sau sinh thường mất cảm giác ngon miệng. 

Bạn cần đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ calo khi đang nuôi con bằng sữa mẹ 

Cân nhắc về những thực phẩm có thể gây “dị ứng” cho bé. Bạn có thể ăn bất cứ thứ gì nhưng phải trong chừng mực. Và có một số loại thực phẩm bạn cần cân nhắc khi sử dụng như: 

  • Cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu…  
  • Cà phê, sô cô la nóng

Khi nuôi con bằng sữa mẹ, một số loại thực phẩm và đồ uống mà bạn tiếp nhận sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lượng sữa của con. Bạn có thể không sao nhưng bé có thể bị đau bụng. 

Bởi mẹ và em bé là khác cá thể hoàn toàn khác nhau. Bạn nên nhớ rằng có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng, có thể do thời tiết mà cũng có thể do bé không phù hợp với chế độ ăn uống của mẹ…

Mẹ cần lưu ý khi chọn sữa nào tốt nhất cho trẻ sơ sinh nhé!

Kết luận

Trên đây chúng ta vừa tìm hiểu về một số thắc mắc khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong 12 tháng đầu đời cũng như những lưu ý về việc nuôi con bằng sữa và lượng sữa nào tốt nhất cho trẻ sơ sinh.

Các mẹ nên tham khảo thật kỹ để co thêm nhiều thông tin trong việc nuôi con mình và chia sẻ với những bà mẹ khác. Nếu mẹ muốn tìm hiểu thêm những thông tin về các loại sữa tốt cho trẻ sơ sinh hiện nay thì có thể tham khảo thêm tại đây.

Share This
COMMENTS
Comments are closed