Tại sao bà bầu khó thở chóng mặt khi mang thai?

Khi mang thai mẹ bầu rất hay gặp tình trạng chóng mặt khó thở. Vậy nguyên nhân của hiện tượng bà bầu khó thở chóng mặt là gì, cách xử lý và phòng bệnh như thế nào? Các mẹ hãy cùng 2Mom tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân của hiện tượng khó thở và chóng mặt khi mang thai

Khó thở và chóng mặt là hai triệu chứng thường gặp và hay đi kèm với nhau ở phụ nữ mang thai. Do vậy nguyên nhân cũng có nhiều điểm tương đồng. Cụ thể có những nguyên nhân sau đây:

– Khi mang thai, tử cung bà bầu lớn dần sẽ đẩy bụng lên phía trên ép vào lồng ngực gây khó thở. Hoặc do lượng hormone trong cơ thể bà bầu có sự thay đổi nhiều gây ức chế trung tâm hô hấp của cơ thể tạo nên hiện tượng khó thở ở mẹ bầu.

Nguyên nhân mẹ bầu khó thở chóng mặt

Nguyên nhân mẹ bầu khó thở chóng mặt

– Mẹ bầu bị thiếu máu thai kỳ vì thiếu sắt sẽ gây nên tình trạng chóng mặt, hoa mắt. Trường hợp nặng hơn sẽ làm cơ thể bà bầu suy nhược và có thể gây nên hiện tượng khó thở. Thêm vào đó lượng máu tăng lên khi bà bầu mang thai, việc lưu thông máu trong cơ thể cũng có thể bị rối loạn gây nên hiện tượng chóng mặt. Ngoài ra nếu lượng máu thiếu nhiều thì không những tình trạng chóng mặt càng nhanh mà còn gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi trong tử cung.

– Việc bà bầu thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy,… hoặc khi mang thai, bà bầu hay bị căng thẳng, lo nghĩ nhiều cũng rất dễ gây nên tình trạng khó thở chóng mặt.

– Khi mang thai, lượng không khí mà bà bầu phải hít thở vào cũng tăng cao hơn bình thường để đảm bảo không khí cung cấp cho thai nhi. Vì vậy bà bầu sẽ phải thở nhanh và mạnh hơn, từ đó cũng dễ gây nên hiện tượng khó thở.

– Do bà bầu có các bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp, thiếu máu, đái tháo đường,…. Khi bị bệnh, bản thân bà bầu bình thường đã khó thở và chóng mặt. Lúc mang thai tình trạng này rất dễ bị nặng hơn gây ảnh hưởng nhiều tới cả bà bầu và thai nhi.

Bà bầu khó thở chóng mặt gây ảnh hưởng như thế nào?

Tình trạng chóng mặt khó thở sẽ có các ảnh hưởng đến bà bầu và thai nhi. Trong đó chủ yếu là sự ảnh hưởng đến bà bầu. Còn thai nhi chỉ bị ảnh hưởng trong những tình trạng quá nghiêm trọng hoặc do bà bầu có bệnh lý kèm theo.

Ảnh hưởng của chóng mặt khó thở đến mẹ bầu

Ảnh hưởng của chóng mặt khó thở đến mẹ bầu

Ảnh hưởng đến bà bầu

Ảnh hưởng đầu tiên phải nói đến do tình trạng khó thở chóng mặt gây ra cho bà bầu là sự khó chịu. Khi vừa phải đối mặt với nhiều sự thay đổi thất thường như ốm nghén lại vừa bị khó thở chóng mặt thì bà bầu rất dễ bị cáu gắt, mệt mỏi. Ngoài ra khó thở, chóng mặt còn hay dẫn đến các tình trạng chán ăn, mệt mỏi, người thiếu sức sống và nhiều điều khác thường trong cơ thể. 

Nếu bà bầu có các bệnh lý hô hấp thì dấu hiệu khó thở, chóng mặt báo hiệu sự ảnh hưởng và nặng hơn của bệnh lý đó. Lúc này bà bầu phải đến gặp bác sĩ để thăm khám và đảm bảo sức khỏe khi mang thai.

Ảnh hưởng tới thai nhi

Đối với những trường hợp chóng mặt khó thở do sinh lý bình thường thì hầu như không ảnh hưởng tới thai nhi. Chỉ khi tình trạng quá nặng hay bà bầu có các bệnh lý thì mới gây ảnh hưởng đến thai nhi. Một số trường hợp có thể gặp đó là tình trạng thai nhi chậm phát triển, suy dinh dưỡng, phổi không phát triển, thiếu máu,…

Cách phòng tránh nguy cơ khó thở, chóng mặt

Khi có các triệu chứng chóng mặt và khó thở mẹ bầu có thể tham khảo một số phương pháp như duy trì chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung đủ sắt để tránh thiếu máu. Mẹ bầu cần nhớ không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma tuý,… Bên cạnh đó hạn chế làm các công việc nặng hay hoạt động thể lực nhiều. 

Mẹ bầu nên đi khám sức khỏe định kỳ

Mẹ bầu nên đi khám sức khỏe định kỳ

Với mẹ bầu có bệnh kèm theo tình trạng chóng mặt, khó thở thường xuyên thì cần đi khám sức khỏe để kiểm soát tình trạng bệnh. Việc khám thai định kỳ không chỉ giúp mẹ có cái nhìn tổng thể về thai kỳ, ngoài ra còn giúp mẹ yên tâm hơn khi mang thai.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng bà bầu khó thở chóng mặt. Các mẹ bầu hãy đọc và bổ sung thêm thông tin, kiến thức cho bản thân khi mang thai. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.

 

Share This
COMMENTS
Comments are closed