Tin tưởng: mấu chốt của mối quan hệ tình cảm lành mạnh

Đời sống tình cảm của trẻ ban đầu được thể hiện bằng những cảm xúc thuần khiết, chủ yếu là thông qua các kiểu khóc và các kiểu tương tác với cha mẹ.

Đây là những trải nghiệm đầu tiên của con về việc giao tiếp và phát triển sợi dây gắn kết với cha mẹ. Bằng cách ê a và bập bẹ với người lớn, con thực sự đang cố gắng gắn kết và trò chuyện để lôi kéo sự chú ý. Nhưng mỗi cuộc trò chuyện giao tiếp phải cần có ít nhất hai người, do đó sự trò chuyện đáp trả của người lớn là cực kỳ quan trọng. Khi mỉm cười đáp lại nụ cười hay tiếng ê a của con, hoặc khi dỗ dành mỗi lần con khóc, con hiểu cha mẹ luôn ở bên con, và đó chính là khởi đầu của lòng tin. Thông qua lăng kính này, bạn có thể hiểu được tại sao khóc lại là một điều tốt: điều đó có nghĩa là con bạn kỳ vọng bạn sẽ đáp lời. Ngược lại, vô số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ bị phớt lờ cuối cùng cũng sẽ dừng khóc. Khóc lóc chẳng có ích gì nếu chẳng có ai đến vỗ về, an ủi, hoặc đáp ứng nhu cầu của mình.

Niềm tin đặt nền móng cho sức khỏe tình cảm của trẻ trong những năm tiếp theo, cho khả năng nhận biết cảm xúc, kiểm soát bản thân và tôn trọng cảm xúc của người khác. Và vì cảm xúc có thể tăng cường hoặc kiềm chế trí thông minh và tài năng đặc biệt của trẻ, nên niềm tin cũng chính là nền tảng cho các kỹ năng học tập cũng như các kỹ năng xã hội. Một số nghiên cứu dài hạn đã chỉ ra là những đứa trẻ có mối quan hệ vững chắc khi lớn lên không chỉ ít gặp rắc rối về vấn đề hành vi ở trường học, mà còn tự tin vào bản thân, phát triển trí tò mò về thế giới xung quanh và thích khám phá thế giới. Vì các mối quan hệ đầu đời giữa con và cha mẹ cho con lòng tin rằng con có thể dựa nhờ và tin tưởng người khác, do đó khi lớn lên mối quan hệ với bạn cùng trang lứa và người lớn của những trẻ này tốt hơn nhiều so với những đứa trẻ thiếu mất mối quan hệ tin tưởng ban đầu.

Tin tưởng: mấu chốt của mối quan hệ tình cảm lành mạnh

Việc xây dựng lòng tin bắt đầu từ việc chấp nhận bản tính của con bạn. Phản ứng tình cảm và ngưỡng chịu đựng của mỗi trẻ mỗi khác. Chẳng hạn, ở một môi trường mới, bé Thiên Thần, bé Bài Bản hay bé Năng Động thường dễ thích nghi hơn, trong khi bé Nhạy Cảm và bé Cáu Kỉnh lại có thể buồn bực. Bé Nhạy Cảm, bé Năng Động hay bé Cáu Kỉnh thường thể hiện cảm xúc của chúng “ra mặt”, nói to và rõ ràng rằng con cảm thấy như thế nào. Bé Thiên Thần và bé Bài Bản chỉ cần vỗ về một chút là có thể quen với môi trường mới, trong khi bé Nhạy Cảm, bé Năng Động hay bé Cáu Kỉnh đôi lúc lại tưởng như không thể dỗ được. Dù cảm xúc của con bạn được biểu lộ như thế nào, cũng đừng bao giờ cố ép con cảm nhận khác đi hoặc tìm cách “phỉnh nịnh” con – cách diễn đạt phổ biến tôi vẫn nghe các cha mẹ dùng. Điều thực sự xảy ra là cha mẹ không thoải mái với cảm xúc mãnh liệt của con, nên họ cố phớt lờ hoặc làm cho con quên đi.

Thay vì phủ nhận cảm xúc của con – kể cả là trẻ sơ sinh – hãy miêu tả cảm xúc đó. Đừng lo lắng xem con có hiểu không. Điều quan trọng là sau đó bạn cần phải điều chỉnh phản ứng của mình để đáp lại điều con cần vào lúc đó – với bé Nhạy Cảm, bạn nên vỗ về con rồi đặt xuống, nhưng không nên làm vậy với bé Năng Động hay bé Cáu Kỉnh vì con sẽ không thích cảm giác bị giam hãm. Với mỗi khoảnh khắc tình cảm và với mỗi một phản ứng phù hợp, bạn sẽ thu được sự tin tưởng.

Tạo được sự tin tưởng ở con yêu của mình sẽ giúp bạn tự tin và hoàn thành nhiệm vụ giáo dục con tốt hơn. Ngoài ra, mẹ cũng đừng quên việc phát triển thể chất cho bé nhé!

Mẹ có thể tham khảo thêm tại đây những sản phẩm sữa hỗ trợ bé phát triển toàn diện.

Share This
COMMENTS
Comments are closed