Trẻ ọc sữa và cách phòng tránh

Khi thấy trẻ có dấu hiệu ọc sữa, mẹ nên theo dõi cẩn thận vì có thể đó là dấu hiệu của bệnh lý liên quan đến chứng rối loạn tiêu hóa của trẻ. Mẹ cần tìm hiểu kỹ xem trẻ sơ sinh ọc sữa là hiện tượng tự nhiên hay dấu hiệu bệnh lý.

Nguyên nhân gây ọc sữa

Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu về dinh dưỡng ở trẻ nhỏ cho thấy ngày càng nhiều trẻ ọc sữa, ọc thành vòi qua mũi. Đặc biệt là bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Và đây là một trong những điều quan tâm lo lắng nhất với các bậc cha mẹ. Hầu như bậc cha mẹ nào cũng luôn than phiền về việc ọc sữa của con mình

Trẻ bị ọc sữa do nhiều nguyên nhân: do đang bị ho, viêm họng, sốt, rối loạn tiêu hóa,.. ọc sữa do bệnh lí trào ngược, do cha mẹ ép ăn uống quá no và không đúng cách,…

Trẻ có cơ địa dị ứng thường tăng tiết và ứ đọng đờm nhớt ở vùng vòm mũi họng gây triệu chứng khò khè, làm bé bị ngạt mũi ít nhiều phải thở bằng miệng làm khô niêm mạc vùng họng nên dễ bị kích thích phản xạ nôn khiến bé bị ọc sữa.

Cách phòng tránh

Dù là nguyên nhân gì làm cho bé ọc sữa thì nguyên tắc đầu tiên cũng là từ “đầu vào”, tức là từ nguồn tức ăn, đồ uống được đưa vào cơ thể trẻ một ít và từ từ.

Với trẻ sơ sinh, việc cho trẻ uống sữa đúng cách sẽ giúp hạn chế việc ọc sữa. Khi cho trẻ bú mẹ cần nhẹ nhàng và từ tốn, bú một mức vừa phải, mỗi lần bú không quá no. Có thể cho trẻ ngưng một lát rồi mới bú tiếp trong suốt cử bú. Không để cho trẻ nằm bú. Khi vừa bú xong không nên đặt trẻ nằm ngửa hoặc xoay tới xoay lui cho trẻ lật. Khi bú xong, mẹ ôm trẻ vào vai rồi vỗ khẽ vô lưng để trẻ ợ. Hoặc có thể lót khăn kê nửa người phía trên hơi cao hoặc cho trẻ nằm nghiêng bên phải và tuyệt đối không cho gối cao đầu vì làm như vậy khiến cổ trẻ bị gập sẽ gây khó thở.

Khi trẻ ộc sữa kê nửa người phía trên hơi cao hoặc cho trẻ nằm nghiêng bên phải

Khi cho bú, cả mẹ và trẻ phải thoải mái tâm lí, đặc biệt tránh cho trẻ vừa bú vừa khóc. Khóc trong khi bú khiến trẻ nuốt nhiều hơi gây căng dạ dày, điều này khiến bé dễ ọc sữa hơn.

Không nên mặc đồ quá chật khiến trẻ khó chịu. Khi cho trẻ bú cần nới lỏng phần lưng quần của bé ra.

Với trẻ bị ọc sữa do trào ngược dạ dày thì phải đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Có thể trẻ sẽ được chỉ định dùng một loại sữa riêng biệt, ngoài ra trẻ sẽ cần dùng thêm thuốc. 

Với trẻ bị ọc do bệnh lí thông thường: ho, viêm họng, rối loạn tiêu hóa,… thì cha mẹ nên cho trẻ ăn uống từng ít một, chia thành nhiều bữa nhỏ, không được ăn quá no, không nên cho trẻ chơi đùa sau khi đã bú sữa.

Điều đơn giản cuối cùng tưởng chừng ai cũng biết nhưng rất nhiều cha mẹ mắc phải là cho bé ăn uống không đúng cách, nhanh cho mau hết, hoặc cố ép trẻ ăn thật nhiều.

Tóm lại, với một số bé bị ọc sữa vì nguyên nhân trên, cha mẹ đừng quá lo lắng mà hãy bình tĩnh tìm ra nguyên nhân và giải quyết nó để không làm bé ọc sữa nữa.

Share This
COMMENTS
Comments are closed