Vì đâu trẻ nhỏ thường hay bị trớ?

Vài tuần đầu sau khi sinh, khi hệ tiêu hóa của con còn non yếu nên phải cần thời gian điều chỉnh để thích ứng, vì thế mà trẻ dễ bị nôn trớ. Nếu sau khi bú, trẻ chỉ nhả một ít sữa ra thì hiện tượng này gọi là trớ sữa.

Tuy nhiên, cũng có những trẻ nôn ra khá nhiều sữa khiến trẻ hoảng loạn và quấy khóc. Ba mẹ thì cuốn cuồng lo lắng vì thấy con mình khóc nhiều. Để hiểu đúng bản chất của trớ sữa, ba mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Nguyên nhân gây trớ sữa

Trớ sữa là một hiện tượng sinh lý bình thường và trẻ sẽ tự khỏi. Nhưng nếu trẻ bị trào vọt ra nhiều sữa kèm biểu hiện khóc, khó chịu, khò khè, thở khó thì ba mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cụ thể và có cách điều trị kịp thời vì đó có thể là triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản hay do viêm ruột, nhiễm trùng huyết,…

Còn đối với trớ sữa thông thường, nguyên nhân thường xuất phát từ việc trẻ bị ép bú quá no và trong lúc bú, mẹ đặt bé nằm sai tư thế khiến dạ dạy như một đường thẳng của con bị trào ngược sữa ra ngoài. Cũng có thể do trẻ vừa bú xong đã được mẹ đặt nằm xuống liền.

Ba mẹ cần tìm ra nguyên nhân khiến con bị trớ sữa

2. Cách xử lý trớ sữa ở bé

Khi trẻ bị trớ sữa, ba mẹ nên giữ bình tĩnh, không bế xốc trẻ lên mà nghiêng người trẻ sang một bên hoặc nhẹ nhàng nâng trẻ lên, lấy khăn lau miệng trẻ. Nếu trẻ ọc sữa qua mũi miệng, không nên dùng miệng hút sữa trong mũi, nên vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý. Vệ sinh miệng trước, mũi sau.

Sau khi bị ọc sữa mà trẻ vẫn vui chơi, hoạt động như bình thường thì không có gì lo ngại. Chỉ vì dạ dày non nớt của con chưa quen với môi trường sống sau khi rời khỏi bụng mẹ. Đa số trường hợp trẻ bị chứng bệnh này sẽ tự khỏi khi lớn hơn. Phụ huynh có thể làm giảm hiện tượng trào ngược này bằng cách cho trẻ bú ít lại trong mỗi cữ bú nhưng tăng số cữ bú lên để trẻ không bị thiếu sữa.

Sau khi bú, bạn cần bế trẻ ở tư thế thẳng đứng khoảng 30 phút. Trẻ nên được kê cao đầu 1 góc 30 độ khi nằm để tránh trớ sữa.

Ở những trường hợp trớ sữa do bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản nặng, khiến trẻ lên cân ít hoặc bị các biến chứng về hô hấp (viêm hô hấp, sặc sữa). Khi đó, trẻ cần được điều trị bằng thuốc hoặc thậm chí bằng phẫu thuật. Nếu thấy trẻ có những biểu hiện như: nôn ra dịch có màu (xanh, vàng, nâu, đỏ…); ọc nhiều lần, sau mỗi lần bú; bú kém đi; không có phân hoặc phân bất thường; bụng phình to; sốt; quấy khóc nhiều hoặc ngủ nhiều hơn bình thường… thì cần đưa trẻ đi khám bệnh ngay.

Share This
COMMENTS
Comments are closed