Vì sao cần động viên trẻ mầm non?

Trẻ con cũng như người lớn, đều rất thích những lời động viên khích lệ. Đặc biệt, ở trẻ nhỏ khi ba mẹ khích lệ trẻ đúng cách sẽ tạo nên động lực rất lớn cho bé. Vậy khi nào là lúc ba mẹ nên động viên bé?

Hãy cùng VAS tìm hiểu về tác dụng của lời động viên và thế nào được coi là lời động viên đúng lúc dành cho trẻ nhé!

1. Tác dụng của những lời động viên, khích lệ

Ba mẹ hãy nhớ rằng những lời nói đồng tình và khích lệ sẽ quan trọng hơn bất kỳ một phần thưởng hay hình phạt nào – và chúng miễn phí nữa. Do đó, trên hành trình nuôi dạy con, đừng bao giờ tiết kiệm điều đó nhé.

Hãy dừng lại và tập trung, thậm chí là đếm, để chắc rằng bạn đưa ra những “cú hích” tích cực.

Một người phụ nữ lớn tuổi, có những đứa con đều trưởng thành, đã bình luận rằng: “Tôi không tin vào tất cả những phần thưởng tích cực đó. Bọn trẻ cần phải làm việc vì đấy là nhiệm vụ của chúng, nếu không chúng sẽ bị phạt!” Vâng, hình phạt có thể ngăn chặn một hành vi sai trái, nhưng nó sẽ không tạo ra một thói quen mới, một kỹ năng mới, tốt hơn như một sự phát triển tích cực.

Trường mầm non quận 3  - những lời khích lệ giúp bé học tập tốt hơn

Hãy dừng lại và suy nghĩ: liệu bạn có thích thú khi làm việc với một ông chủ chưa bao giờ nói với bạn rằng ông ấy cảm kích nỗ lực của bạn hay bạn đã làm một việc thật tốt không? Không. Bạn sẽ tránh xa chỗ làm đó nếu có thể. Điều đó cũng đúng với bọn trẻ, nhất là khi chúng đang học cách làm việc theo người lớn, hay “bố mẹ – sếp”. Chúng cần sự động viên. Hãy tưởng tượng những phản ứng khác nhau khi bạn đưa cho bé gái một tập những con búp bê bằng giấy có rất nhiều lời khen tặng tích cực hoặc tập búp bê bằng giấy tương tự nhưng lại nhận được bốn lời cảnh báo về những thiếu sót trong phòng ngủ của cô bé.

Trong xã hội, chúng ta dễ dàng đưa ra những lời nhận định tiêu cực rằng ngoài nỗ lực để thực hiện công việc còn đòi hỏi sự nỗ lực có ý thức liên tục. Trong cuốn sách The Child and His Image, Kaoru Yamamoto đã chủ trương đưa ra một tỉ lệ giữa phần thưởng (lời khen tặng) và hình phạt (phản hồi tiêu cực). Phần thưởng ở đây có thể là bất kỳ điều gì khiến cho trẻ cảm thấy tự tin về bản thân và khả năng tiềm ẩn của chúng để làm chủ môi trường xung quanh trẻ như một cái vỗ vai, một nụ cười ấm áp… hay đơn giản là câu nói “cảm ơn”. Hình phạt có thể là điều khiến trẻ có cảm giác giá trị của mình giảm đi hay cũng có thể là một sự im lặng đáng sợ, một sự tước đoạt đặc quyền trước đây của trẻ, hay một nhận xét kiểu như: “Lại có chuyện gì xảy ra với con thế?” Yamamoto thấy rằng nếu tỉ lệ đó là bốn phần thưởng trên một hình phạt sẽ “giúp định hướng và hướng dẫn hành vi cho trẻ.”

2. Hãy gửi đến con những lời động viên đúng lúc

Ngay cả khi mục tiêu là thay đổi hành vi của trẻ, thì trong nhiều trường hợp cách tốt nhất hãy thay đổi thái độ của cha mẹ; trong trường hợp này kết quả thường tích cực hơn là tiêu cực. Một người mẹ đặt mục tiêu thay đổi mức độ phản hồi tích cực và tiêu cực. Mỗi khi đưa ra một phản hồi tích cực cho các con, cô tự thưởng cho mình năm đô la mỗi ngày để mua chiếc đèn mới mà cô muốn. (Rẻ hơn nhiều một nhà tâm lý). Để duy trì điểm số, cô mua vòng đeo tính điểm như các vận động viên chơi golf hay dùng để đeo vào cổ tay. Ngày đầu tiên, kết quả thật đáng khích đáng khích lệ. Sự thay đổi ở bọn trẻ quả thú vị, chiếc đèn không còn là vấn đề nữa. Cô tiếp tục áp dụng điều này trong nhiều tuần để chắc chắn rằng những phản hồi tích cực của cô trở thành một thói quen.

Trường mầm non quận gò vấp

3. Khích lệ con bằng những yếu tố khác

Ngoài phần thưởng, các thử thách cũng là nhân tố khích lệ con cố gắng hơn mỗi ngày. Đó là phương pháp dạy con hiệu quả đã được nhiều bậc phụ huynh áp dụng thành công.

Một ngày, Bonnie đưa ra một trò chơi thú vị: “Hãy xem quả quýt của ai có nhiều hạt nhất” để khích lệ cả gia đình ăn quýt. Bọn trẻ thường thích cam ngọt không hạt, nhưng Bonnie không thể nào bỏ đi 3 kg quýt chỉ vì chúng có hạt được! Năm năm sau, những đứa trẻ của cô vẫn đếm hạt của quả quýt mỗi khi ăn – nhưng rõ ràng cảm giác khác lần đầu tiên đó.

Thử thách: “Liệu con có thể mặc quần áo xong trước khi đồng hồ rung chuông đến giờ?” “Con có thể gập bao nhiêu cái tã trong vòng 10 phút?” “Liệu con có thể giúp mẹ rửa xong đống bát đĩa trong lúc ti-vi phát chương trình quảng cáo?” (Thường khoảng năm đến mười phút). Bạn có thể không tin điều này, nhưng những đứa trẻ nhà McCullough đã biết rằng những việc vặt mà chúng phải làm vào sáng thứ Bảy cần phải hoàn thành xong trong lúc ti-vi phát chương trình quảng cáo giữa giờ chiếu phim hoạt hình. 

Tuy nhiên, thử thách đưa ra không nên theo kiểu trẻ – cạnh tranh – với trẻ vì có thể dẫn đến tính đố kỵ. Đã có đủ sự cạnh tranh giữa bọn trẻ rồi, không cần phải nuôi dưỡng thêm nữa.

Ví dụ, nếu chúng ta nói với Matt (5 tuổi) và Becky (8 tuổi): “Hãy xem ai là người mặc quần áo xong trước”, thì đứa thua sẽ òa lên khóc. Nếu nói: “Hãy xem ai là người mặc quần áo xong trước khi chuông đồng hồ điểm 10 tiếng kêu nhé,” sẽ tạo cho chúng một cơ hội để chiến thắng. Một phương pháp khác vẫn tạo ra sự hợp tác là cha mẹ có thể nói: “Ngay khi hai con mặc xong quần áo, hãy cùng tới đây…” Tạo cơ hội cho chúng trợ giúp và khuyên khích lẫn nhau.

Thông qua những mẫu chuyện trên, chắc hẳn ba mẹ đã có cho mình những nhận định riêng về sự khích lệ dành cho bé. Nếu phụ huynh muốn tìm hiểu nhiều hơn về những phương pháp khác giúp mang lại hiệu quả trong cách dạy dỗ các con thì có thể tham khảo ngay tại đây nhé!

Share This
COMMENTS
Comments are closed