Tiêu chuẩn phát triển bình thường của trẻ 1 tuổi

Khi trẻ tròn 1 tuổi thì cũng là lúc trẻ bắt đầu phát triển mạnh mẽ về cả thể chất lẫn nhận thức bên trong.

Cha mẹ nào cũng mong muốn con của mình phát triển một cách toàn diện. Chính vì vậy, việc xác định từng giai đoạn lứa tuổi bé phát triển những gì thì sẽ giúp các bậc cha mẹ định hướng được những phương pháp chăm sóc phù hợp, giúp bé phát triển thật tốt. Giai đoạn bé được 1 tuổi cũng là giai đoạn phát triển quan trọng nhất. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ đưa ra những tiêu chuẩn phát triển bình thường của trẻ 1 tuổi, để các cha mẹ hiểu rõ con mình suy nghĩ gì, làm gì trong giai đoạn này để có những tác động đúng đắn cho sự phát triển của bé nhé! 

1. Sự phát triển về chiều cao

Thông thường, khi mới sinh, bé có chiều dài khoảng 48-52 cm. Khi bé được 12 tháng thì chiều cao trung bình của bé đạt khoảng 75cm, đến lúc 24 tháng thì 85cm. Chiều cao của bé sẽ tăng rất nhanh trong 2 năm đầu đời: năm thứ nhất sẽ tăng khoảng 25cm và năm thứ hai thì tăng trung bình khoảng 10 cm. Biết được tiêu chuẩn này sẽ giúp các mẹ có những định hướng rõ ràng hơn cùng với những tác động trong chế độ chăm sóc giúp bé có được một nền tảng vững chắc cho sự phát triển chiều cao khi bé trưởng thành.

2. Sự phát triển về cân nặng

Khi bé tròn 1 tuổi, bé cần tăng trung bình mỗi tháng khoảng 200-300g. Đến tháng thứ 12, nếu cân nặng bé gấp 3 lần lúc sinh thì bé được coi là phát triển bình thường. 

Nếu trong quá trình phát triển, bé không tăng cân thì mẹ cũng không nên lo lắng nhiều vì thường dưới 1 tuổi, tốc độ tăng cân của bé rất chậm. Nhưng nếu trong vòng 2 đến 3 tháng bé không tăng cân mà ngược lại còn có dấu hiệu thụt cân thì các mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn và bổ sung dinh dưỡng để bé tăng cân hiệu quả. 

Tiêu chuẩn phát triển của trẻ 1 tuổi

4. Trẻ bắt đầu phát triển kỹ năng ngôn ngữ và kỹ năng vận động.

Đến tháng thứ 15, bé bắt đầu bập bẹ tiếng nói, bé có thể nói u ơ một tiếng gì đó hoặc có thể gọi: ba ba, ma ma… Lên đến tháng thứ 24 thì bé có khả năng xếp 3 từ lại thành một câu. Để bé có thể phát triển kỹ năng ngôn ngữ được hiệu quả nhất trong giai đoạn này thì các mẹ nên trò chuyện với bé nhiều hơn, đọc bé nghe những mẩu chuyện nhỏ trước khi ngủ… Điều này sẽ khiến cho khả năng từ vựng của bé tăng lên, dần dần kỹ năng nói cũng phát triển hơn. Có những bé sẽ nói sớm và cũng có những bé chậm nói, nhưng cũng đừng quá lo lắng, nếu cha mẹ thấy bé có khả năng phát âm, nghe và hiểu người lớn nói thì bé chắc chắn sẽ nói được.

Song song với kỹ năng ngôn ngữ thì bé còn phát triển kỹ năng vận động. Bé bắt đầu biết đứng chựng khi được 15 tháng tuổi, đến tháng 18 thì bé có thể linh hoạt những cử động tay chân, có thể ngồi trên ghế và tự khám phá đồ vật, cầm nắm đồ vật tự nhiên hơn. Đến khi bé được 24 tháng thì có thể chạy nhạy, tự mở cửa, và lên xuống cầu thang được.

5. Bắt đầu quá trình mọc răng

Bé mọc răng khi được 6 tháng tuổi. Sau đó số răng phát triển qua các tháng tuổi. Đến 24 tháng thì bé có đủ 20 cái răng sữa. Một số bé mọc răng chậm do thiếu canxi hoặc do cơ địa riêng của từng bé. Vì vậy để xác định được nguyên nhân thì cần đưa bé đi khám bác sĩ để được tư vấn nhé!

Khi bé được 1 tuổi cũng là mốc quan trọng của sự phát triển. Vì thế, các mẹ cần có chế độ chăm sóc bé thật hợp lý, bổ sung cho bé những dưỡng chất cần thiết để bé có thể phát triển thật tốt. Một số thực phẩm mẹ có thể bổ sung cho bé như rau xanh, hoa quả, cá, thịt, các loại hạt, ngũ cốc, đặc biệt là sữa và các sản phẩm từ sữa vì nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng phù hợp cho bé mà mẹ không cần tìm kiếm ở đâu xa. Một số nhà sản xuất sữa hiểu được sự phát triển này nên cũng đã bổ sung những dưỡng chất giúp tăng cường và hỗ trợ cho bé phát triển theo đúng tiêu chuẩn. Mẹ có thể tìm mua những loại sữa cho bé 1 đến 3 tuổi như: Vinamilk với Optimum step 3, Friso Gold 3, Similac gain IQ 3… để bé phát triển toàn diện. 

Share This
COMMENTS
Comments are closed