Những lưu ý khi tập cho trẻ bú bình mẹ nên biết

Sau khi sinh, việc nuôi con bằng sữa mẹ là vô cùng tốt. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp mẹ không có đủ sữa để nuôi con. Trong những trường hợp đó việc nuôi con bằng sữa ngoài là không thể tránh khỏi. Khi nuôi con bằng sữa công thức ngoài nếu mẹ không có nhiều thời gian thì việc cho trẻ bú bằng bình đúng cách rất quan trọng. Trong bài viết này các mẹ sẽ cùng 2Mom tìm hiểu về cách tập cho trẻ bú bình nhé.

Nhu cầu bú sữa bình của trẻ

Trước khi học cách tập cho trẻ bú bình bắt buộc các bà mẹ phải biết nhu cầu về lượng sữa của con mình là bao nhiêu, từ đó có thể tính toán để pha sữa vừa đủ cho trẻ. Trên thực tế, phải tùy theo tình trạng của trẻ thì mới có cách ước lượng sữa phù hợp. 

Trẻ bú bình

Trẻ bú bình

Những trẻ nhẹ cân hoặc trẻ đẻ non thường sẽ có nhu cầu sữa ít hơn. Những trẻ sinh đủ tháng hoặc những trẻ lớn thường sẽ uống sữa nhiều hơn. Vì vậy các mẹ nên cân nhắc để cho sữa và bình đủ lượng trẻ cần, tránh ít quá làm trẻ không no hoặc nhiều quá gây thừa thãi lãng phí.

Có 2 cách lấy sữa bình đó là vắt trực tiếp sữa mẹ hoặc pha sữa công thức sau đó đổ vào bình cho bé bú. Tùy theo nguồn sữa cho trẻ bú là sữa mẹ hay sữa công thức mà sẽ có cách vắt hoặc pha sữa khác nhau. Tốt nhất là cho trẻ bú bình với sữa mẹ được vắt ra trước và sau đó có thể cho bú thêm sữa bột nếu cần thiết.

Cách vắt sữa mẹ

Sữa mẹ sau khi vắt ra sẽ có một phần tách bơ khi để lắng một lúc. Chất béo trong sữa cũng sẽ tạo thành một lớp mỏng trên bề mặt. Sau khi lắc đều, chất béo sẽ hòa tan với các thành phần còn lại của sữa tạo thành màu trắng hoặc vàng hơn so với trước. Sau đó cần hâm nóng sữa mẹ trên bếp nhỏ lửa hoặc máy làm nóng sữa rồi để nguội bớt đến độ ấm phù hợp mới cho vào bình.

Cách pha sữa công thức 

Pha sữa theo hướng dẫn của mỗi loại sữa có trên bao bì sản phẩm. Sau khi pha xong cũng nên đun nóng sữa rồi để ấm và cho vào bình như với sữa mẹ.

Một số lưu ý khi tập cho trẻ bú bình

Chọn núm bú cho trẻ

Thông thường thì trẻ sơ sinh không đặc biệt thích một dạng núm vú nhất định nào cả. Có trẻ thích núm vú cao su dạng hàm răng, có trẻ lại thích những núm vú dài tới gần chỗ giao nhau giữa phần trước và sau của vòm miệng. 

Chọn núm bú cho trẻ

Chọn núm bú cho trẻ

Các mẹ có thể cho bé thử một số loại núm vú khác nhau để xem bé thích loại nào. Tuy nhiên bạn nên chú ý phải luôn đảm bảo núm bú của trẻ sạch sẽ. Các mẹ cần rửa núm bú ngay khi trẻ vừa bú xong để tránh tình trạng lắng đọng sữa thừa gây tụ tập vi khuẩn.

Tư thế cho trẻ bú bình

Các bà mẹ nên cho bình thẳng góc miệng của trẻ để đảm bảo trẻ bú sữa không bị hút phải không khí trong bình. Khi lượng sữa trong bình còn nhiều, có thể cho trẻ tự cầm bình nhưng khi sữa chỉ còn ít thì các mẹ nên cầm bình để giữ thẳng cho con bú.

Tư thế cho trẻ bú

Tư thế cho trẻ bú

Khi cho trẻ bú các mẹ phải lưu ý hạn chế không để trẻ cười đùa vì như vậy sẽ rất dễ gây nên tình trạng sặc sữa ở trẻ. Trong các trường hợp mà trẻ chưa uống hết sữa trong bình, mẹ nên bỏ phần thừa đi vì hâm nóng lại sữa mẹ và sữa bột không tốt và sẽ làm trẻ dễ bị đau bụng. 

Cần bảo quản sữa mẹ và sữa bột đúng cách, để ở ngăn đông của tủ lạnh, không nên để ở cánh tủ lạnh. Sữa mẹ có thể được bảo quản 3-5 ngày trong tủ lạnh ở ngăn tiệt trùng và kín. Sữa mẹ khi vắt ra có thể bảo quản ở ngăn đông lạnh 3 tháng. Để sữa mẹ ở ngăn đông lạnh với nhiệt độ cực thấp có thể bảo quản từ 6 -12 tháng.

Trên đây là một số lưu ý khi tập cho trẻ bú bình cũng như thông tin mà các mẹ nên tìm hiểu trong thời gian nuôi con bằng sữa. Hy vọng mỗi mẹ luôn là những người vừa có kiến thức vừa nuôi con giỏi.

 

Share This
COMMENTS
Comments are closed