Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa

Theo các số liệu thống kê, có đến 95% trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa (còn gọi là trớ sữa). Đa phần là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường. Nhưng thỉnh thoảng vẫn có 5% trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa do bệnh lý nào đó.

Dưới đây là 1 vài nguyên nhân phổ biến cho cả 2 trường hợp trẻ trớ sữa do sinh lý và bệnh lý. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa do sinh lý

– Hệ tiêu hóa ở trẻ chưa phát triển hoàn thiện:

Dạ dày của trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi đa phần có cấu tạo nằm ngang. Sau khi bú trẻ sẽ ợ hơi để loại bỏ không khí trẻ nuốt phải trong quá trình bú ra ngoài, lúc này cơ vòng thực quản dưới giãn ra khiến các thành phần dịch trong dạ dày tràn lên thực quản một cách không tự ý. Đa phần các mẹ lại thường đặt bé nằm ngay sau khi bú chính vì vậy trẻ không có thời gian ợ hơi cũng như tiêu hóa thức ăn vừa ăn xong. 

Ngoài ra, do cơ thắt thực quản dưới (một dải cơ trơn đặc biệt) nằm ở gần tâm vị (là phần nối thực quản vào dạ dày) của trẻ sơ sinh còn yếu nên không đủ sức cản sữa, cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa. Thêm vào đó thức ăn cho trẻ sơ sinh đa phần ở thể lỏng, trẻ lại hay nằm nhiều sau ăn nên dễ lọt qua cơ thắt thực quản dưới làm cho trẻ dễ bị trớ sau khi bú xong.

– Trẻ sơ sinh nuốt phải nước ối: Một nguyên nhân khác gây ra tình trạng trớ sữa là do trong quá trình chuyển dạ trẻ bị nuốt phải một phần nước ối và dịch.

– Trẻ nằm bú hoặc ăn sai tư thế: Khi bé bú đêm hay bú sữa bình, đa phần mẹ thường đăt các bé nằm bú. Ở tư thế này dạ dày như một chai sữa bị đặt nằm ngang khiến cho trẻ rất dễ bị trào ngược.

2. Cách phân biệt trớ sữa sinh lý và trớ sữa bệnh lý ở 

 

 Trớ sữa sinh lý ở trẻ sơ sinh:

Đối với hiện tượng trớ sữa sinh lý, trẻ thỉnh thoảng trớ một ít sau bữa ăn hoặc trong lúc đang bú. Số lần ọc sữa rất ít, lượng sữa nôn trớ ko nhiều và trẻ vẫn chơi và phát triển bình thường, không quấy khóc.

Cách hạn chế: Các mẹ có thể cho trẻ dùng gối chống ọc sữa, để nhằm hạn chế hiện tượng trào ngược sau khi bú, làm giảm số lần bị trào ngược cho trẻ giúp trẻ hấp thu thức ăn tốt hơn. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại gối chống trào ngược, các mẹ nên lưu ý mua sản phẩm đúng chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng, tránh tình trạng mua phải sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc, dễ gây dị ứng da cho trẻ.

Ba mẹ cũng không nên quá lo lắng khi thấy con mình bị ọc sữa, vì thường trẻ sẽ khỏi hoàn toàn khi trẻ đến giai đoạn biết ngồi, đứng và chuyển sang chế độ ăn đặc hơn như cháo, cơm, đa phần 80% trẻ khỏi khi được 6 tháng tuổi, khỏi hẳn khi trẻ từ 9 tháng đến 18 tháng tuổi.

Ba mẹ nên chủ động tìm hiểu vì sao trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa

– Trớ sữa bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Đối với hiện tượng trớ sữa bệnh lý, sẽ thường xuất hiện sau bữa ăn hoặc khi thay đổi tư thế đột ngột và tình trạng ọc sữa sẽ diễn ra thường xuyên hơn.

Ọc sữa bệnh lý sẽ khiến trẻ sợ bú hoặc ăn, khóc nhiều khi cho bú hoặc ăn.Ban ngày trẻ ngủ không sâu giấc, thường xuyên thức dậy vào ban đêm.

Cách hạn chế: Đối với bệnh lý, các mẹ nên dùng gối chống trào ngược thường xuyên hơn và cho trẻ nằm trong thời gian dài hơn trẻ bị trào ngược sinh lý. Thông thường, trẻ trên 18 tháng vẫn còn trào ngược thường xuyên mà không có lý do rõ rệt thì ba mẹ phải nghĩ đến trào ngược dạ dày thực quản do bệnh lý. Cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám tại các cơ sở uy tín để chữa trị kịp thời.

3. Các biện pháp nhằm giảm ọc sữa ở trẻ sơ sinh

Đối với trẻ bú bình: Đảm bảo bình sữa của trẻ khi bú luôn nằm hơi nghiêng để đầu núm vú luôn đầy sữa. Lưu ý tuyệt đối bình sữa của bé không được đặt nằm ngang sẽ khiến bé bị bú hơi trong bình sữa. Bình sữa dốc 45 độ là tốt nhất. Các cữ bú nên được chia nhỏ mỗi lần 30 – 60ml, sau khi bú ẵm bé 15-20 phút kết hợp vỗ nhẹ lưng cho trẻ ợ hoặc cho trẻ nằm trực tiếp trên gối chống trào ngược dành riêng cho trẻ sơ sinh với thiết kế dây đai dài an toàn cho xương sống trẻ để dạ dày bé đảm bảo chếc 45 độ giảm tối thiểu tình trạng ọc sữa (70-85%).

 Chia nhỏ thời gian bú: Nếu để trẻ bú nhiều, bú quá no sẽ dễ làm trẻ bị trào ngược. Việc chia nhỏ thời gian cũng như lượng thức ăn một cách hợp lý rất quan trọng giúp trẻ không bị dư thừa thức ăn trong dạ dày. Khoảng thời gian tối thiểu giữa hai lần ăn là 2 giờ, tối đa là 4-5 giờ. Đặc biệt, khi bé đang quấy khóc mẹ không nên cho bé bú vì như vậy sẽ làm bé nuốt nhiều hơi gây căng (trướng) dạ dày. 

Bế con đúng tư thế: ngực bé áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho ợ hơi. Sau đó, hãy nhẹ nhàng đặt bé nằm nghiêng bên trái.Nếu trẻ nằm bú bình trên gối chống trào ngược dành riêng cho trẻ sơ sinh thì sau khi bú mẹ để bé nằm thêm 20-30 phút để bé tự ợ hơi và tiêu hóa thức ăn rồi đặt bé xuống.

Lựa ti phù hợp cho trẻ: Núm vú bình nên khui nhiều lỗ nhỏ xung quanh để lượng sữa tràn đều trong khoang miệng, không bị tập trung xuống cổ họng dễ làm trẻ bị sặc dẫn đến trào ngược.

Chọn tư thế bú cho trẻ: Không nên để trẻ nằm bú trên mặt phẳng vì tư thế này khiến trẻ rất dễ bị sặc và rất dễ trớ sữa. Sau khi bé bú xong, tuyệt đối không nên đặt bé nằm xuống ngay, cũng như không đùa giỡn hay lắc bé sẽ khiến bé dễ bị trào ngược phần sữa vừa bú.

Mong rằng những chia sẻ trên sẽ phần nào giúp giảm tình trạng trẻ sơ sinh hay bị trớ sữa. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm tại đây những cách chống ọc sữa hiệu quả và khoa học cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Share This
COMMENTS
Comments are closed