Những điều cần biết về tình trạng nhẹ cân ở trẻ

Chậm tăng cân là một biểu hiện của bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ. Nếu không cải thiện tình trạng trên sẽ gây ra những hậu quả xấu đối với sự phát triển của triển của con trẻ.

Vì vậy mẹ không thể coi nhẹ vấn đề này, dưới đây là những điều mà mọi người cần biết về tình trạng nhẹ cân ở trẻ.

Hậu quả của tình trạng suy dinh dưỡng

– Sức đề kháng của trẻ yếu, trẻ dễ mắc bệnh hơn so với những trẻ khác.

– Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất của trẻ. Biểu hiện là trẻ nhẹ cân, ốm yếu, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ xương gây nên tình trạng thấp còi.

– Ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ, vì ở giai đoạn từ 0-6 tuổi là giai đoạn mà não bộ của trẻ dần hoàn thiện. Nếu thiếu các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ, não sẽ không phát triển tốt.

– Nếu vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi không được kịp thời can hiệp, cải thiện tình hình thì có thể gây tử vong ở trẻ.

Đối tượng của bệnh suy dinh dưỡng

Thật ra suy dinh dưỡng không ngoại trừ một ai, từ người già, người trưởng thành, trẻ nhỏ đều có nguy cơ mắc bệnh căn này. Tuy nhiên trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng thường mắc phải suy dinh dưỡng nhiều nhất. Theo thống kê, mỗi năm có hàng triệu trẻ em mắc chứng suy dinh dưỡng ở nước ta. Đây cũng là vấn đề được nhà nước và toàn xã hội quan tâm hiện nay.

Trẻ em là đối tượng bị suy dinh dưỡng cao nhất

Cách phòng tránh bệnh suy dinh dưỡng

Lúc nào phòng bệnh cũng là biện pháp hiệu quả hơn chữa bệnh, vì vậy mỗi gia đình cần biết cách phòng tránh bệnh suy dinh dưỡng cho con em mình. Sau đây là những biện pháp mà bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay tại gia đình mình:

– Vấn đề suy dinh dưỡng nên được các bà mẹ quan tâm ngay từ những ngày đầu của thai kì. Nghĩa là nên ăn uống hợp lí, đủ chất để bé có thể phát triển tốt ngay từ trọng bụng mẹ.

– Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ cần lên thực đơn cho bé đa dạng với các món ăn dặm dùng kết hợp với phương pháp ăn dặm đúng đắn để bé có thể ăn dặm thành công. Cần tránh một số thói quen hình thành trong giai đoạn ăn dặm như cho bé ăn những món ăn bé thích, thực đơn kém đa dạng điều này làm bé kén ăn về sau, hay các yếu tố tâm lí làm bé biếng ăn sợ ăn.

– Cần đảm bảo thực đơn của bé đầy đủ các chất dinh dưỡng, chú ý bổ sung canxi, kẽm, ăn các loại rau xanh và hoa quả hằng ngày.

– Cần theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ mỗi tháng, khi thấy trẻ bắt đầu không tăng trưởng được cân nặng tức là trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng. Có thể là do khẩu phần ăn chưa hợp lí vì vậy cần thay đổi ngay thực đơn mỗi ngày cho bé.

– Cần tạo cho bé có thói quen thích vận động và tắm nắng đế tiếp thu vitamin D  và ngăn chặn tình trạng còi xương ở trẻ.

 Với những chia sẻ trong bài viết này, hy vọng mọi người đã hiểu rõ cũng như biết cách phòng chống căn bệnh phổ biến này rồi phải không nào.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các sản phẩm giúp bé tăng cân nhanh chóng tại đây.

Share This
COMMENTS
Comments are closed