Một số quan điểm về vai trò gia đình theo thuyết tương tác biểu trưng
Thuyết tương tác biểu trưng có nguồn gốc từ các quan niệm xã hội học của Max Weber, Georg Simemel, Robert Park và các đồng sự và học trò của họ. Các tác giả tiêu biểu của thuyết tương tác biểu trưng là Charles Horton Cooley, George Herbert Mead, Herbet Blumer, Erving Goffman
Một cách tiếp cận đặc biệt thành công của các nhà tương tác biểu trưng là nghiên cứu về gia đình như một hệ thống những vai trò, vì vậy được gọi là lý thuyết vai trò. Các nhà xã hội học thấy rằng lý thuyết vai trò rất có ý nghĩa nếu ta coi gia đình như một màn kịch, trong đó các thành viên đóng vai trò nhất định. Như vậy, mỗi thành viên phụ thuộc vào các thành viên khác trong khi đóng vai trò của mình.
Việc nhóm vai trò gia đình còn phụ thuộc vào bản thân gia đình đó. Cần phải xem xét sự phân công lao động trong việc xem xét nhóm các vai trò. Trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu một trong những vai trò của người mẹ trong gia đình là dạy dỗ con cái.
Có một điều rất hợp lý là : theo thuyết này thì muốn tạo nên sự bình đẳng thì sự đòi hỏi của vai trò nên đặt trong sự phù hợp giữa các tài năng và kỹ năng. Không có sự ngang bằng nhau ở mọi sự vật ( hiện tượng ) có một vai trò dễ dẫn tới uy tín và thành công, có một vai trò dễ thực hiện hơn các vai trò khác. Như vậy các vai trò nhận được những phần thưởng không ngang nhau, khi đó gia đình phải mặc cả thỏa thuận.
Vì thế trong các gia đình, vai trò luôn được cân nhắc để cho mỗi gia đình thực hiện tốt vai trò của mình nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và ổn định của gia đình. Dựa vào đặc điểm của gia đình và xã hội mà các vai trò có thể được gắn với những thành viên để cho phù hợp với gia đình.