Theo dõi sự phát triển của thai nhi

Bảo vệ trẻ không phải là nuôi dưỡng và chăm sóc từ khi trẻ lọt lòng mà ta phải chăm sóc và bảo vệ trẻ khi ngay khi còn nằm trong bụng mẹ. Thời gian trẻ nằm trong bụng mẹ được chia thành 3 giai đoạn

Giai đoạn đầu (giai đoạn hình thành phôi thai)

Giai đoạn này rất quan trọng về mặt phát triển, vì các dị tật bẩm sinh thường xảy ra ở giai đoạn này như: thiếu hụt một hoặc hai bộ phận trên cơ thể, hoặc dị tật về các cơ quan nội tạng, tim, mạch máu, bộ phận sinh dục, không có hậu môn,…

Vì lí do trên nên việc bảo vệ thai phụ trong thời điểm này rất quan trọng. Cần phòng bệnh tốt, nhất là bệnh gây ra do siêu vi trùng và phôi thai. Ngoài ra, những bệnh của người mẹ nếu dùng thuốc có thể làm cản trở sự phân chia tế bào, hoặc làm phân chia không đúng với lượng nhất định.

Bên cạnh đó, vấn đề ăn uống cũng được chú ý cẩn thận, vì nếu thiếu một vài vitamin cơ bản kéo dài sẽ gây ra những dị tật cho thai nhi. Ví dụ trường hợp thiếu vitamin A, đứa trẻ sinh ra thấy da vàng từng mảng, khô co cứng các khớp, hạn chế cử động. Trường hợp nhẹ có thể khỏi nhưng trường hợp nặng sẽ biến chứng nhiễm trùng rồi tử vong. 

Lưu ý: Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ cần hạn chế ăn bắp (ngô) và các chế phẩm làm từ bắp vì trong bắp chứa độc tố Fumonisin sẽ làm vô hiệu hóa tác dụng ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi của Axit Folic.

Giai đoạn 2

Ở giai đoạn này trẻ đã được phân biệt giới tính rõ ràng, có đầy đủ các bộ phận và tế bào chỉ việc phát triển. Thời gian phát triển có thể tính từ tháng 3 đến tháng thứ 9, nhưng sự phát triển nhanh nhất là từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 9. 

Trong giai đoạn này kháng thể và những dưỡng chất truyền qua nhau thai, nên ngoài chế độ lao động hợp lí, mẹ cần tăng thêm khẩu phần ăn có chất lượng để đảm bảo nhu cầu phát triển của thai nhi

Giai đoạn cuối

Đây là giai đoạn cho cuộc chuẩn bị sinh nở thật tốt. Khi chuyển dạ những cơn co bóp tử cung và thành bụng có ảnh hưởng đến sự lưu thông máu giữa mẹ và con, hiện tượng này dễ gây ra sang chấn đối với thai, những sang chấn này có thể gây ra những nguy hiểm cho trẻ, không những sau khi đẻ mà còn để lại những di chứng rất tác hại sau này như liệt chân tay, liệt mắt, câm điếc, đần độn, chậm phát triển về tinh thần,…

Nếu mẹ bị bệnh tim cần chăm sóc chu đáo và thường xuyên hơn

Nếu như mẹ mang thai có tiền sử bệnh tim, thiếu máu, nhiễm độc, huyết áp thì việc chăm sóc cần được chu đáo, cẩn thận và thường xuyên hơn.

Bên cạnh đó nếu trẻ sinh ra bị non tháng, việc nuôi dưỡng sẽ khá khó khăn và phải cần sự hướng dẫn chuyên môn từ bác sĩ. Nếu trẻ đã được điều trị và chăm sóc tích cực thì cần theo dõi sự phát triển của trong một vài năm đầu để chắc chắn rằng thể chất và tinh thần của trẻ luôn lành mạnh.

Tóm lại, các mẹ nên thường xuyên đi khám thai để được các bác sĩ tư vấn sức khỏe cho mẹ, theo dõi sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi, xác định được sớm những dấu hiệu bất thường để có phương pháp chữa trị phù hợp, giúp mẹ vượt cạn an toàn và cho ra đời những em bé khỏe mạnh, thông minh.

Share This
COMMENTS
Comments are closed