Tìm hiểu về chứng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Nhiều phụ huynh thường nghĩ rằng bệnh trào ngược dạ dày thực quản chỉ xảy ở người lớn, nhưng thực chất bệnh này vẫn xảy ra ở trẻ nhỏ mà đôi khi triệu chứng của bệnh còn khá giống những triệu chứng sinh lý bình thường khác, nên nhiều người khó nhận biết. 

Vì vậy, để hiểu rõ hơn về bệnh trào ngược dạ dày, hãy cùng tham khảo bài viết này nhé!

1. Thế nào là bệnh trào ngược dạ dày thực quản?

Khi ăn, thức ăn từ miệng sẽ đi vào thực quản rồi  mới xuống đến dạ dày. Dạ dày của trẻ như một túi to nhào trộn thức ăn và phân hủy chúng thành những chất mà ruột có thể xử lý.  Chứng trào ngược xảy ra khi thức ăn đi ngược với con đường tự nhiên trên như đi ngược từ dạ dày lên thực quản (còn gọi là trào ngược axit) hay đi ngược từ ruột lên dạ dày (còn được gọi là trào ngược bazơ).

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản

– Thứ nhất là do dạ dày của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, còn non yếu và trong giai đoạn sơ sinh thì dạ dày của trẻ nằm ngang và cao hơn so với dạ dày của người lớn. Bên cạnh đó thì các cơ thắt ở hai đầu dạ dày vốn chỉ mở ra khi có thức ăn đi qua và đóng kín lại khi dạ dày co bóp nhào trộn thức ăn lại hoạt động chưa ổn định. Cho nên đôi lúc lẽ ra phải đóng kín thì nó lại hở ra khiến thức ăn trào ra và ọc ngược lên trên.

Chứng trào ngược dạ dày khiến trẻ sợ khi nhìn thấy thức ăn

– Thứ hai là do đặc tính của quá trình bú sữa của trẻ. Những trẻ dưới 12 tháng, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi thì chủ yếu chỉ bú sữa, bởi vốn là một dạng thức ăn lỏng dễ dàng lọt ra ngoài khi chỉ xuất hiện một khe hở nhỏ. Đối với  trẻ bú sữa bò thì dễ bị trào ngược hơn sữa mẹ bởi  sữa bò lâu tiêu nên nằm lại trong dạ dày lâu hơn cho nên khiến khả năng trào ngược cao hơn.

– Thứ ba là do tư thế của bé khi bú. Hầu hết các bé đều nằm khi bú, đặc biệt là lúc bé bú đêm hay bú sữa bình. Ở tư thế này dạ dày giống như một ly sữa bị đặt nằm ngang khiến cho lượng sữa dễ trào ra ngoài.

Đó là những nguyên nhân  trào ngược sinh lý chiếm phần lớn các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em và thường điều trị có hiệu quả cao nếu các bậc phụ huynh hiểu rõ và tuân thủ tốt những nguyên tắc chăm sóc bé hằng ngày, tình trạng trào ngược sẽ tự hết đi khi bé lớn dần lên.

Hơn nữa, chứng trào ngược dạ dày ở trẻ còn có thể do những bệnh lý khác ảnh hưởng đến chức năng co bóp hay tiêu hóa của dạ dày, ruột như dị ứng đạm sữa bò, bại não, bị nhiễm trùng toàn thân hay là bị viêm dạ dày,… Đối với những trường hợp này thì việc điều trị nguyên nhân gốc là cách điều trị hiệu quả nhất.

Mong rằng những chia sẻ này sẽ cung cấp thêm thông tin về chứng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại đây về cách chữa chứng trào ngược dạ dày nhé!

Share This
COMMENTS
Comments are closed