Tìm hiểu về chứng trớ sữa ở trẻ nhỏ
Trớ sữa là hiện tượng rất phổ biến khi trẻ còn trong giai đoạn sơ sinh. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tình trạng này mà nhiều bậc cha mẹ chưa biết. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp ba mẹ có thêm kinh nghiệm chăm sóc con khi bị trớ nhé!
1. Trớ sữa do sinh lý ở trẻ
Trớ sữa sinh lý thường là do cơ thể trẻ còn non yếu, gặp những tác nhân bên ngoài như cách mẹ cho bú chưa đúng hoặc tư thế nằm của con chưa phù hợp khiến sữa trong dạ dày bị đẩy lên và trào ra ngoài sinh ra hiện tượng trớ sữa.
Việc cho con bú quá nhanh hoặc thúc ép trẻ bú nhiều để bé mau lớn cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ. Khi bé bú nhanh, sẽ nuốt phải 1 lượng hơi vào dạ dày, lượng không khí dư thừa này gây căng dạ dày khiến trẻ bị trớ sữa trong lúc bú.
2. Trẻ sơ sinh bị nôn trớ do bệnh lý
Những bệnh lý thường kèm theo triệu chứng nôn trớ như bệnh tiêu chảy, viêm mũi họng, viêm phổi, viêm màng não… hoặc một số bệnh ngoại khoa như lồng ruột, tắc ruột, viêm ruột non hoại tử…Trẻ nôn đột ngột kèm theo triệu chứng riêng của từng bệnh mẹ cần trẻ đến khám ở cơ sở y tế để xử trí kịp thời.
Trong trường hợp cần sơ cứu tại nhà: Nếu thấy trẻ nôn nhiều cần giữ tư thế nằm nghiêng hoặc ngồi thẳng dậy để đề phòng chất nôn sẽ tràn vào khí quản gây sặc rất nguy hiểm. Chờ cho bé bớt nôn trớ, hãy cho uống một lượng nhỏ nước đun sôi hoặc dung dịch Oresol được pha theo đúng hướng dẫn.
Nếu bé tiếp tục nôn nhiều, nên đưa bé đi khám. Nếu bé bớt nôn trớ thì cần cho uống lần lượt 50ml dung dịch Oresol và 50ml nước chín sau mỗi nửa giờ. Sau khi cho bé uống loại nước này mà bé không nôn trớ nữa thì cho bé bú sữa mẹ hoặc bú bình, tăng dần số lượng từ 80 – 100ml sau mỗi 3 – 4 giờ.
Để trẻ nghỉ ngơi ở phòng riêng yên tĩnh sẽ giúp trẻ nhanh hồi phục hơn. Dạ dày trống trong suốt thời gian này sẽ giúp bé dễ chịu hơn. Không cho bé dùng bất kỳ loại thuốc chống nôn nào khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
Trường hợp trẻ bị sặc: Không nên dùng tay cố lấy tay móc thức ăn hay chất nôn ra mà nên nên để trẻ nằm sấp trên đùi và vỗ mạnh vào lưng trẻ như hình vẽ. Dị vật và chất nôn sẽ được tống ra. Sau khi ói ra được nếu bé còn mệt thì nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị.
Nôn trớ là triệu chứng hay gặp ở trẻ sơ sinh và nếu không phải do bệnh lý mà là tự thân thì triệu chứng này được cho là lành tính, tự khỏi khi trẻ lớn hơn. Cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh vì vậy cũng cần dựa vào từng nguyên nhân để mẹ đưa ra hướng xử lý đúng nhất.
Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ phần nào giúp ba mẹ gỡ rối được tình trạng trớ sữa ở trẻ. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm tại đây những cách chữa trớ sữa khác cho con.