Cách giúp trẻ mới biết đọc nâng cao kỹ năng về cú pháp
– Chỉ ngón tay của bạn vào các chữ khi cùng đọc chung với trẻ. Như thế sẽ giúp trẻ nhận ra diễn biến trong một câu, sự liên quan của các câu nối tiếp nhau giữa viết và nói.
– Cùng viết thư với con. Nhấn mạnh những phần quan trọng trong thư như giới thiệu, thân và kết luận của thư.
– Đọc thơ: Tập kỹ năng cú pháp bằng cách đọc thơ.
– Đọc diễn cảm: Biết ngừng nghỉ đúng chỗ, nhấn mạnh chỗ có dấu chấm than, dấu hỏi. NGỮ NGHĨA: Kỹ năng này bao gồm khả năng nhận biết và định nghĩa từ, suy đoán tình tiết của truyện, hiểu được nhân vật và có thể nói được ý nghĩa của cả một đoạn viết trong sách, có thể thảo luận về cuốn sách đó sau khi đọc xong. Khi con trẻ hiểu được ngữ nghĩa của câu, chúng sẽ dễ dàng đọc và hiểu được những bài đọc dài, cả từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa, chúng có thể thay đổi việc dùng từ sao cho nghĩa giống nhau (ví dụ như cái thùng – cái xô; cái ly – cái tách). Cách khuyến khích và nâng cao kỹ năng về ngữ nghĩa cho trẻ mới biết đọc:
– Đọc sách như kể truyện. Hãy tìm những quyển sách bổ ích cho trẻ. Trẻ em nên đọc truyện cổ tích là tốt nhất.
– Thảo luận về loại sách mà con bạn và bạn đã cùng đọc.
– Đoán kết quả: Yêu cầu con đoán phần kết thúc của câu chuyện và bạn có thể hỏi chúng những câu đơn giản như “con nghĩ thế nào về những tình tiết trong truyện?”, “con đoán thử xem chuyện gì sẽ xảy ra tiếp?”
– Đừng cắt ngang khi trẻ đang đọc: Khi trẻ đang tập đọc, nếu gặp phải những từ khó, bạn đừng chen ngang vào để hướng dẫn mà hãy để cho trẻ tư duy một chút. Khi nào chúng bí thật sự thì bạn hãy nêu ra từ đó và giải thích nghĩa của từ đó. Như thế trẻ sẽ được nâng cao khả năng đọc và hiểu ý nghĩa phần kết trong câu chuyện, nhớ nhắc con bạn ôn lại các từ vào lúc khác.
– Một lần nữa, đọc sách như kể chuyện: Khuyến khích trẻ đã đọc thành thạo đọc những quyển sách truyện dài hơn (đặt chỉ tiêu cho con phải đọc xong một quyển sách trong vài ngày hay vài tuần), sách dày hơn khiến bọn trẻ nhớ được những gì đã đọc (các nhân vật, các sự kiện) và đoán được những gì sẻ xảy ra tiếp theo. Đối với những đứa trẻ đọc còn yếu, nên cho ôn lại những gì đã đọc trước khi sang phần mới.
– Làm giàu vốn từ: Trẻ có thể gặp những từ mới, yêu cầu viết vào quyển tập dành ghi từ mới mà bạn đã chuẩn bị sẵn. Bọn trẻ dùng nó như một quyển từ điển tự chế để tra từ mới, viết vào đó các định nghĩa, và viết vào đó những ý tưởng hay trong truyện mà nó thích.
– Đọc cho con nghe: Bất cứ đứa trẻ nào cũng muốn được người lớn đọc sách cho nghe. Đọc lớn và diễn cảm một phần của quyển sách hơi dày, thảo luận về câu chuyện ở mỗi cuối chương, kích thích trí tò mò muốn tìm hiểu của bọn trẻ để chúng đặt câu hỏi về những truyện mà bạn đã đọc, đặc biệt những lúc bọn trẻ không biết nghĩa của một từ nào đó.
Bạn có thể thay đổi cách đọc cho trẻ thấy thú vị như: bạn đọc một trang và con bạn đọc một trang tiếp theo. NGỮ ÂM: Ngữ âm cũng là một phần quan trọng trong quá trình học đọc, con bạn có khả năng hiểu được các ký tự âm thanh quan hệ với nhau như thế nào. Khả năng ngữ âm bao gồm cách phát âm, cách nhận ra hệ thống âm đầu, nguyên âm, sự khác nghĩa giữa một số từ đồng âm khác nghĩa…