Phòng và chữa chứng cô độc ở trẻ nhỏ

Dự tính diễn tiến bệnh của trẻ mắc chứng cô độc có liên quan đến các yều tố như phát hiện bệnh sớm hay muộn, mức độ nghiêm trọng của bệnh, khả năng nhận biết, có rèn luyện hay không…

Dấu hiệu trẻ bị chứng cô độc

Trẻ mắc chứng cô độc khi có một đồ vật nào đó và không muốn chia sẻ với người khác mà muốn chiếm hữu riêng mình. Trở ngại này là một trong những triệu chứng giai đoạn đầu của chứng cô độc, không biết chơi trò chơi cũng là một trong những biểu hiện giai đoạn đầu của chứng cô độc. Nếu có thể phát hiện ra triệu chứng ở giai đoạn đầu, làm chẩn đoán, can thiệp và giáo dục đúng lúc chắc chắn sẽ có hiệu quả.

Trẻ mắc chứng cô độc không có khả năng giao tiếp độc lập, không biết thay đổi phương thức hành vi của bản thân và thích ứng môi trường theo yêu cầu, tuổi càng lớn thì trở ngại này càng rõ ràng hơn.

Một số trẻ mắc chứng cô độc sau giai đoạn dậy thì triệu chứng có thể có cải thiện, những hành vi kỳ quặc, cứng nhắc giảm, khả năng thích ứng xã hội và giao tiếp tăng, nhưng vẫn có biểu hiện khó khăn khi giao tiếp với người khác, tránh né người khác; khi không liên quan đến giao tiếp thì chúng cũng có thể làm tốt một số việc đơn giản và máy móc.

Người bệnh ở thời kỳ trẻ nhỏ hoặc trước khi phát bệnh đã có khả năng ngôn ngữ và lời nói tương đối tốt thì dự tính diễn biến bệnh tật cũng khả quan. Cho dù bệnh tật khiến cho việc phát triển tiềm năng ngôn ngữ của chúng bị hạn chế, nhưng chúng cũng có cơ sở và tiềm năng này. Những người bệnh này sẽ sử dụng ngôn ngữ quy phạm hoá hiệu quả hơn so với những người bệnh mà ban đầu có khả năng nói kém.

Chứng cô đơn ở trẻ cần được cha mẹ quan tâm

Cách cải thiện

Rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ là một trong những phương pháp cải thiện có hiệu quả chứng cô độc này. Mục đích là cải thiện hành vi xã hội hoá.

Đầu tiên dạy chúng cách giao tiếp và hoà đồng với các thành viên trong gia đình, dạy chúng khả năng tự xử lý trong sinh hoạt, nắm bắt kỹ năng thực dụng trong cuộc sống và khả năng tiến bộ trong học tập, rèn luyện đầy đủ khả năng cơ bản mà nghề nghiệp cần thiết. Đồng thời, tăng hứng thú và tìm hiểu cuộc sống bên ngoài.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, người mắc chứng cô độc sau khi trải qua sự can thiệp ở thời kỳ trẻ nhỏ bước sang giai đoạn dậy thì khoảng 5% sẽ không dựa dẫm vào người khác nữa và có thể tìm được một công việc thích hợp; 10% người mắc bệnh có triệu chứng cải thiện nhưng vẫn cần phải bảo vệ; 25% có tiến bộ nhưng vẫn không thể sống cuộc sống độc lập.

Nói chung, chứng cô độc là hoàn toàn có thể chữa trị qua phương pháp tâm lý, ít nhất có thể thông qua chữa trị tổng hợp để đạt được mục đích giảm nhẹ triệu chứng bệnh, cải thiện khả năng giao tiếp, tăng thêm hứng thú. 

Cha mẹ là người quan trọng trong việc giúp bé cải thiện bệnh trạng. Chẳng hạn như khi bạn cho bé uống sữa, bạn có thể trò chuyện với bé để bé chú ý tới bạn, làm bạn với bé một cách kiên nhẫn để bé thoát khỏi vỏ bọc của chính bản thân bé.

Share This
COMMENTS
Comments are closed