Tại sao trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa?
Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng đa phần xuất phát từ cách chăm sóc sai quy chuẩn của ba mẹ như: cách bế trẻ, cách cho con bú, v.v… Sau đây là một vài nguyên nhân cụ thể cũng như những nguy hiểm từ hiện tượng ọc sữa ở trẻ.
1. Mẹ nên điều chỉnh tư thế chính xác khi con con bú
Tư thế bú sai, là một trong những nguyên nhân gây ọc sữa ở hầu hết các trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhiều bà mẹ Việt có xu hướng cho trẻ nằm ngửa khi bú. Diều này khiến cơ thể bé như 1 bình sữa nằm ngang nên rất dễ bị ọc ra ngoài. Thậm chí sau khi bú, mẹ vội vàng đặt bé nằm xuống ngay cũng khiến con dễ ọc sữa. Vì thế mẹ cần điều chỉnh lại cách bế trẻ và chăm sóc trẻ trong và sau khi bú.
Tư thế chính xác khi cho bé bú sữa không chỉ khiến người mẹ cảm thấy dễ chịu, mà còn có vai trò quyết định trong việc thiết lập một quy trình nuôi con thành công. Trước hết người mẹ cần thả lỏng cơ thể, ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái nhất, khi cho bé bú có thể dùng gối hoặc chăn để đỡ cơ thể mình hoặc bé.
Đưa bé áp sát người mẹ, sao cho mặt bé đối mặt với ngực mẹ, mũi đối diện với đầu ti và đầu, cổ và thân bé tạo thành một đường thẳng; bụng bé ép sát bụng mẹ. Người mẹ nên vuốt đầu, vỗ vai và mông bé. Người mẹ có thể dùng ngón tay kẹp đầu vú để đưa lên môi bé, kích thích phản xạ tìm kiếm của bé và đến khi miệng bé mở to thì nhanh chóng ôm bé sát lại bầu sữa (đồng thời không di chuyển thân người mẹ), để cho bé ngậm hết cả đầu vú và quầng vú và tuyệt đối không được chỉ ngậm đầu ti.
Lúc này cả người bé đều hướng về mẹ và áp sát người mẹ, mặt bé gần sát bầu sữa, miệng mở rất to, môi dưới lật ra ngoài; quầng vú của người mẹ ở trên môi trên lộ ra nhiều hơn là quầng vú ở dưới môi dưới. Có thể quan sát thấy bé từ từ, mút sữa rất sâu; sau khi bú xong, bé nhả ra và đã nô, người mẹ không thấy đầu vú đau, mà còn có thể nghe thấy tiếng bé nuốt sữa. Khi mẹ cho bé bú sữa, có thể thử các tư thế cho bú khác nhau để bé mút sữa, tránh bị tắc tuyến sữa.
2. Hiện tượng khó thở ở những trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa
Sau khi trẻ ra đời và thiết lập được hô hấp bình thường, do nhiều nguyên nhân khiến thở gấp hoặc thở chậm, nhịp không đều, mất cân bằng về thời gian hít vào và thời gian thở ra và có biểu hiện “3 lõm” và mũi phập phồng… thì được gọi là khó thở. Thông thường, cách hô hấp của trẻ sơ sinh là hô hấp bằng bụng, tức là khi bé hít thở thì bụng của bé phồng lên hạ xuống, tần suất khoảng 40-50 lần/phút; nếu tần suất hít thở trên 60-70 lần/phút thì tức là nhịp thở quá nhanh, đó thường là triệu chứng ban đầu của khó thở, sau đó sẽ xuất hiện “3 lõm”, mũi phập phồng, thể hiện rằng bệnh đã phát triển lên, và nếu tần suất nhịp thở tăng lên 100-120 lần/ phút, đồng thời xuất hiện da tím tái, ngừng thở, thì tức là bệnh đã trầm trọng.
Nếu tần suất hít thở dưới 30 lần/ phút, tức là hô hấp quá chậm, cũng chứng tỏ rằng bé bị trở ngại về hô hấp nghiêm trọng. Các bệnh chủ yếu gây ra chứng khó thở ở trẻ sơ sinh là bệnh về họng, hội chứng chèn ép đường hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi, hội chứng hít vào, xuất huyết phổi, thoát vị hoành, tràn khí màng phổi, đóng thực quản và dò thực quản khí quản, các bệnh về hệ thống trung khu thần kinh và cũng có một số trẻ bị bệnh tim bẩm sinh có biểu hiện khó thở.
Ngoài việc khó thở do triệu chứng bệnh lý gây ra, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi bị ọc sữa cũng có thể xảy ra hiện tượng này. Do khi trẻ bị nôn trớ, ba mẹ hoảng loạng và không có kinh nghiệm xử lý nên theo quán tính đã bế trẻ lên ngay. Điều này khiến cho dịch nôn dễ tràn vào phổi gây tắt nghẽn, khó thở cho con. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn còn gây những hậu quả đáng tiếc cho cả bé và gia đình.
Vì vậy, ba mẹ phải trang bị cho mình những kiến thức chăm sóc trẻ thật vững vàng, nhất là những vấn đề về nôn trớ hay ọc sữa ở bé. Để tìm hiểu rõ hơn về cách chữa nôn trớ cho trẻ, gia đình có thể tham khảo thêm tại đây để đút kết cho mình những kinh nghiệm hữu ích nhé!