Cẩm nang bà bầu: 3 kiến thức hữu ích bà bầu cần biết
3 cẩm nang bà bầu cần thiết dưới đây sẽ giúp mẹ đảm bảo một thai kỳ thật khỏe mạnh và thành công. Mời mẹ cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
1. Cẩm nang bà bầu: Dinh dưỡng khi mang thai
Khi mang thai thì vấn đề dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Cơ thể bà bầu hấp thu được những dưỡng chất có lợi và tốt nhất sẽ giúp bà bầu duy trì được sức khỏe trong suốt thai kỳ. Đồng thai, thai nhi cũng được hỗ trợ “đắc lực” để phát triển một cách toàn diện.
Ngoài những món ăn hàng ngày thì nguồn dinh dưỡng của bà bầu cũng phần lớn đến từ các loại sữa bầu. Bởi vì sữa bầu được sản xuất dành riêng cho phụ nữ mang thai và cho con bú, nên thành phần dưỡng chất của sữa sẽ đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho thai kỳ. Vậy nên chọn loại sữa bầu nào?
Trong cẩm nang bà bầu ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 3 dòng sữa bầu dễ uống và có hệ dưỡng chất dồi dào nhất hiện nay.
Sữa Dielac Mama Gold – Giúp mẹ khỏe, bé thông minh
Sữa Dielac Mama Gold là một trong các loại sữa bầu dễ uống và tốt nhất hiện nay của Vinamilk. Trong cuộc khảo sát gần đây với sự tham gia của 100 bà bầu tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, sữa bầu Dielac Mama Gold đã được bình chọn 9/10 điểm về hương vị Vani dễ uống. Do đó, đây chính là dòng sản phẩm phù hợp với hầu hết bà bầu; đặc biệt đối với bà bầu không thích hương vị thuần của sữa bầu.
Về thành phần dinh dưỡng: Sữa bầu Dielac Mama Gold có hệ chất xơ tiêu hóa SC – FOS giúp tăng số lượng vi khuẩn có lợi, ức chế vi khuẩn có hại; từ đó tăng sức đề kháng cho bà bầu tốt nhất. Ngoài ra, hệ dưỡng chất này cũng giúp nhuận tràng và giảm thiểu tình trạng táo bón thường gặp ở bà bầu.
Sữa bầu của Vinamilk còn có các vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của bà bầu tốt nhất; đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Một số chất dinh dưỡng như DHA, AA, Cholin, I – ốt,… sẽ giúp hỗ trợ hệ thần kinh của thai nhi tốt nhất. Canxi, vitamin D và Photpho,… sẽ có vai trò củng cố hệ xương chắc khỏe của bé, giúp bé cao lớn và khỏe mạnh hơn sau này.
Sữa Anmum Materna – Hệ GA – CONNEX giúp bé phát triển trí não vượt bậc
Anmum Materna là dòng sữa bầu được sản xuất tại New Zealand của thương hiệu Anmum. Sữa Anmum Materna với các dưỡng chất quan trọng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai và cho con bú.
Trong đó, không thể không kể đến hệ GA – CONNEX bao gồm các thành phần cấu tạo nên mô não. Những thành phần này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ thần kinh của thai nhi, giúp tăng khả năng ghi nhớ và học hỏi của bé sau này.
Ngoài hệ dưỡng chất kể trên thì sữa bầu Anmum Materna còn có những dưỡng chất như sắt, canxi, vitamin, chất xơ… giúp tăng cường sức khỏe của bà bầu, ngăn ngừa các bệnh có thể xảy ra trong thai kỳ như loãng xương, thiếu máu, táo bón…
Đọc ngay: Sữa bầu nào dễ uống và có nhiều chất dinh dưỡng
2. Cẩm nang bà bầu: Cách vận động
Lý do phụ nữ mang thai cần vận động
Mang thai là niềm vui lớn đối với các bậc cha mẹ nói chung và đối với mỗi gia đình nói riêng. Chính vì vậy mà khi em bé chưa chào đời người mẹ đã được coi là trung tâm của cả gia đình. Vậy phụ nữ mang thai có cần vận động không? Câu trả lời là cần và là rất cần. Sau đây là một số lý do phụ nữ mang thai cần vận động:
Lý do thứ nhất: Vận động một cách thích đáng, phù hợp có khả năng giúp phụ nữ mang thai tiêu hóa, hấp thụ tốt hơn, giúp cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, khi sinh nở được thuận lợi hơn và quan trọng hơn sau khi sinh sẽ nhanh chóng lấy lại được vóc dáng.
Lý do thứ hai: Trong thời kỳ mang thai vận động một cách thích đáng, có khả năng tăng cường tuần hoàn máu, nâng cao hàm lượng dưỡng khí trong máu, giúp cơ thể giảm hoặc tiêu tan những mệt mỏi, giữ được tinh thần phấn chấn và tâm tư thoải mái.
Lý do thứ ba: Phụ nữ mang thai vận động có thể kích thích được não, các giác quan và phát triển hệ thống hô hấp của thai nhi.
Lý do thứ tư: Vận động thích đáng còn có thể thúc đẩy sự trao đổi chất giữa cơ thể người mẹ với thai nhi, ngoài ra còn có thể giúp phụ nữ mang thai tăng thể chất đồng thời nâng cao khả năng miễn dịch của thai nhi.
Lý do thứ năm: Khi vận động cơ bắp và các khớp xương của phụ nữ mang thai được rèn luyện, đó cũng là một trong những điều kiện giúp phụ nữ mang thai sinh nở thuận lợi hơn.
Những công việc phụ nữ mang thai có thể tham gia
Trong giai đoạn mang thai, nếu vận động và tham gia các hoạt động phù hợp sẽ giúp tăng cường thể lực và khả năng miễn dịch đối với người mẹ. Những công việc phụ nữ mang thai có thể tham gia là:
Dọn dẹp nhà cửa, vườn tược
Thời kỳ mang thai làm việc nhà cũng là một hoạt động, tăng sự vận động giúp ăn nhiều, cải thiện giấc ngủ, tăng cường thể lực và khả năng miễn dịch chống lại các bệnh tật, đặc biệt là béo phì. Nhưng do hoạt động ở thời kỳ mang thai có nhiều bất tiện, do đó làm việc phải phù hợp, vừa sức, nếu không sẽ có hại cho sức khỏe, thậm chí dẫn đến sẩy thai hoặc đẻ non.
Phụ nữ mang thai có thể lau quét nhà như bình thường, nhưng không được trèo cao để quét dọn hay lau cửa sổ, lau trần… Đặc biệt, không được bê vật nặng, để đồ đạc đè lên bụng. Khi lau dọn không nên cố gắng cúi người, lau nhà không dùng quá nhiều sức tránh trượt ngã. Bạn cũng không được ngồi xổm để làm việc nhà, vì như thế sẽ khiến máu dồn xuống dễ dẫn đến sẩy thai.
Khi làm vườn, phụ nữ có thai nên tránh những việc như gánh nước hay tiếp xúc với thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…, cũng không nên trèo lên cao hay với tay hái quả.
Làm việc bếp núc
Phụ nữ mang thai có thể nấu nướng trong bếp bình thường nhưng trong thời gian đầu do có phản ứng “nghén” nên tốt nhất là tránh vào bếp vì khói dầu và các khí khác ở trong bếp, vì dễ gây buồn nôn.
Khi vo gạo, rửa rau, đặc biệt là vào tiết trời thu đông cố gắng không dùng tay chạm vào nước lạnh, vì khi nhiễm lạnh rất dễ dẫn đến sẩy thai. Bếp nên lắp thêm bộ phận lọc dầu, vì khói dầu không có lợi cho sức khỏe của phụ nữ mang thai, và còn ảnh hưởng không tốt tối thai nhi. Khi xào rán không nên để nhiệt độ dầu quá cao làm nhiệt bốc lên mặt.
Ở thời kỳ cuối mang thai, trong quá trình nấu nướng không nên để nồi tì trực tiếp vào bụng. Nếu có thể ngồi trên ghế để làm thì nên ngồi ở ghế nhằm giảm bớt lực ở chân. Không nên ở trong bếp quá lâu vì trong bếp có chứa các khí độc với mật độ lớn. Trong bếp nên lắp đặt quạt thông gió và máy lọc khí, nếu có điều kiện nên lựa chọn nhiều đồ dùng điện như ấm đun điện, lò vi sóng…
Đọc ngay: Bà bầu nên và không nên ăn gì
Giặt quần áo
Trong thời kỳ mang thai, tốt nhất là dùng máy giặt để giặt. Nếu không có điều kiện bạn vẫn có thể giặt quần áo bằng tay song cần chú ý không giặt bằng nước lạnh vào mùa đông để tránh bị cảm cúm. Mặt khác, phụ nữ mang thai cũng không nên giặt quá lâu để tránh sinh non hoặc sẩy thai.
Khi giặt quần áo, bạn nên đeo găng tay để tránh tiếp xúc với bột giặt. Vì trong bột giặt có nhiều muối natri gây phản ứng không tốt, ngoài ra còn chứa chất làm tổn hại đến trứng đã thụ tinh, ở thời kỳ đầu mang thai, sức đề kháng của cơ thể giảm mạnh, rất mẫn cảm với chất dung môi. Vì vậy, khi giặt quần áo bằng bột giặt có chứa dung môi, bạn nên dùng nước xả thật sạch nhiều lần.
Khi vò quần áo không nên tì bụng lên bàn giặt, xô chậu để tránh dồn lực cho thai nhi. Khi vắt quần áo không được dùng lực quá mạnh, khi phơi quần áo tuyệt đối không được kiễng chân hay đứng trên ghê cao. Tốt nhất bạn nên hạ thấp dây phơi xuống, chú ý không để lực tác động lên bụng gây nguy hiểm.
Đi mua sắm
Đối với nhiều phụ nữ thì đi mua sắm cũng là một phương thức đi dạo. Khi mang thai cũng vậy, đi mua sắm sẽ khiến cho bạn có tâm trạng thoải mái dễ chịu, nhưng cũng nên chú ý một vài điểm sau:
– Không nên đi vào những nơi quá đông đúc, đi vào giờ cao điểm, tránh chen chúc ở nơi đông người như trên xe bus hay trong chợ.
– Không nên đi lại quá nhiều hay đi quá nhanh, mỗi lần đi bộ không quá 1km. Khi ở trong siêu thị, bạn không nên đi thang bộ mà nên đi thang máy.
– Mỗi lần mua sắm không nên mua quá nhiều, nếu là đồ cần thiết hoặc bắt buộc phải mua nên chia ra mua làm nhiều lần hoặc nhờ người xách hộ.
– Nếu thời tiết xấu thì phụ nữ mang thai không nên ra ngoài, đặc biệt là khi đang có dịch cúm, sốt thì không nên đi vào chỗ đông người tránh lây nhiễm bệnh.
– Theo thời gian thai nhi sẽ lớn dần, trọng lượng cơ thể tăng nên sự nhanh nhẹn và phản ứng cũng giảm xuống, khi đi lại bạn nên chú ý đến an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Khi mang thai, tốt nhất bạn nên yêu cầu chồng chia sẻ công việc nhà với mình, vừa giảm lượng công việc lại khiến bạn có tâm lý thoải mái, thư giãn nhiều hơn.
3. Cẩm nang bà bầu: Cách chọn trang phục
Những yêu cầu về trang phục khi mang thai?
Có không ít phụ nữ khi mang thai, vẫn mặc quần áo chật, bó sát cơ thể. Mặc như vậy là không khoa học. Bởi vì, trong thời kì mang thai, cơ năng sinh lý và thể hình của người phụ nữ đều có sự biến đổi rõ rệt. Sự biến đổi này biểu hiện chủ yếu ở những mặt sau: Một là, cùng với sự phát triển của thai nhi, tử cung ngày một to ra, bụng cũng ngày một lớn. Phụ nữ mang thai đi ưỡn người về phía trước để đảm bảo cân bằng.
Hai là, dung lượng máu trong cơ thể phụ nữ mang thai tăng, dễ xảy ra hiện tượng tích tụ natri, đặc biệt là từ tuần mang thai thứ 28 trở đi, đa số phụ nữ mang thai xuất hiện hiện tượng phù thũng với mức độ khác nhau (chủ yếu là ở chân).
Ba là, hoạt động trao đổi chất ở phụ nữ mang thai diễn ra mãnh liệt, nhiệt độ của da nóng lên, chức năng bài tiết tuyến nhờn và tuyến mồ hôi tăng cường. Bốn là, do ảnh hưởng của nhân tố nội tiết, vú phụ nữ mang thai ngày một to lên để làm tốt công việc chuẩn bị cho bé bú sau khi chào đời. Ngoài ra, để hấp thu đủ ôxy cần thiết cho cơ thể và thai nhi, phụ nữ mang thai tăng cường hô hấp, mà chủ yếu hô hấp bằng ngực, kết quả là ngực càng to hơn so với bình thường.
Dựa theo những đặc điểm biến đổi ngoại hình của mình, phụ nữ mang thai nên lựa chọn cách ăn mặc sao cho thích hợp, thuận tiện, đạt được yêu cầu rộng rãi, thoáng mát, hình thức đơn giản, sạch sẽ.
Áo nên rộng rãi, thoáng khí, không nên bó sát vào da. Chất liệu nên thấm mồ hôi, thông khí. Đặc biệt, áo ngực nên dùng những sản phẩm chất liệu cotton. Nên chọn loại có dây chun co giãn tốt, phần mút lót ngực mềm mại, có chức năng “nâng đỡ” tốt, nên mặc rộng hơn một số. Bởi vì áo ngực quá chật sẽ gây trở ngại cho sự phát triển của tuyến sữa, ảnh hưởng tối việc cho bé bú sau này. về hình thức của áo, có thể lựa chọn theo sở thích của từng người. Mùa hè, có thể mặc váy không bó eo, hoặc áo phía trên xếp li, dưới thả rộng. Chun quần cũng nối lỏng một chút cho thoải mái.
Quần của phụ nữ mang thai trong giai đoạn đầu cũng không cần phải may mới, có thể chọn những chiếc quần cũ, sửa lại một chút là được.
Giày, dép nên mềm mại, vừa chân, thấm mồ hôi, những kiểu giày dép như vậy càng thích hợp cho những phụ nữ mang thai bị phù chân, đế giày thấp, bản rộng, vì phần bụng của phụ nữ mang thai phồng ra đằng trước, trọng tâm luôn ở phía trước nên đi giày cao gót sẽ gây cảm giác khó chịu, hơn nữa, nếu không cẩn thận rất dễ bị ngã do mất thăng bằng. Kì cuối của thai kỳ, mức độ phù chân của nhiều phụ nữ mang thai khác nhau, nên đi những giày rộng hơn một chút. Lúc này lòng bàn chân chịu áp lực lớn, tạo thành hình phang, khiến chân rất dễ đau, mỏi, thậm chí bị chuột rút, có thể đệm bông dày 2~3cm ở phần lòng bàn chân để chân đỡ bị bẹt.
Không nên đi những đôi tất dài bằng nilon hoặc đàn hồi trong thời gian dài, bởi vì những loại tất này có thể gây trở ngại cho việc lưu thông máu từ tĩnh mạch chân tới tim, khiến phù chân càng trầm trọng.
Nhìn chung, yêu cầu đối với trang phục trong thời kỳ mang thai là phải rộng rãi, mềm mại. Tuy nhiên, có những thai nhi quá to, hay nước ối quá nhiều, hoặc ngôi thai ngược khiến cơ bụng phụ nữ mang thai giãn ra, bụng tụt xuống thấp, làm tăng gánh nặng cho xương sống, lúc này phụ nữ mang thai cần bó bụng. Dây bó bụng phải đảm bảo giữ được thành bụng, đỡ chắc tử cung, giảm bớt gánh nặng cho vùng eo, kiểu chống đỡ này cũng có lợi cho việc lưu thông máu ở chân. Nhưng khi sử dụng chú ý xem thao tác đã thỏa mãn hai điều: Thứ nhất, quấn hơi thấp một chút, để bụng dưới cao lên; thứ hai, không được quấn quá chặt.
Đọc ngay: TOP 4 LOẠI SỮA BÀ BẦU TỐT NHẤT HIỆN NAY TRÊN THỊ TRƯỜNG