Đi tìm nguyên nhân vì sao trẻ phát triển không đều?

Ba mẹ nào cũng muốn con mình lớn lên và phát triển khỏe mạnh, nhưng vì một nguyên nhân nào đó đôi khi khiến trẻ không thể bắt kịp với các bạn cùng lứa tuổi về mặt thể chất. Vì thế, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm nguyên nhân phổ biến nhất của vấn đề nhẹ cân ở trẻ. 

1. Ba mẹ không biết cách quản lý chế độ dinh dưỡng cho con

Khi trẻ hơn 1 tuổi vẫn thích uống sữa hơn ăn dặm, thì đó là dấu hiệu cho thấy việc ba mẹ quản lý thức ăn cho trẻ kém, thường là do một vấn đề của giai đoạn trước đó chưa được nhận biết hoặc chưa giải quyết chưa triệt để. Giai đoạn 1 tuổi, các bậc cha mẹ nên tự xác định cho mình thời gian cho bé tập ăn dặm là khi nào? Cho con ăn gì? Con được thử ăn dặm trong bao lâu? Cha mẹ có nhất quán trong việc cho con ăn dặm không?

Nếu bắt đấu quá sớm, bạn có thể vấp phải sự phản ứng dữ dội của trẻ. Nếu mới bắt đầu, hoặc nếu cha mẹ chưa nhất quán, thì không cần gì ngoài một chút kiên nhẫn để vượt qua. Dù 6 tháng là thời điểm lý tưởng, con bạn có thể cần thêm một chút thời gian để quen với thức ăn dặm. Chỉ cần nhớ rằng mục tiêu là thay thế một nửa lượng sữa cho con uống bằng thức ăn dặm. Vì thế, hãy cộng tổng lượng sữa con vẫn uống vào bữa sáng, trưa và tối, sau đó quy đổi sang thức ăn ăn dặm. Chẳng hạn, nếu bé vẫn thường uống 180 ml sữa vào buổi sáng, thì phải cho con ăn lượng thức ăn tương đương như 60gr ngũ cốc, 60gr hoa quả và 60gr sữa chua trẻ em.

2. Cách cải thiện bữa ăn cho trẻ

cải thiện bữa ăn cho trẻ

Luôn cho con ăn thức ăn dặm trước tiên ở các bữa chính của ngày. Cho đến khi con cai sữa, tức là khoảng 18 tháng với hầu hết trẻ, bú sữa trở thành “bữa phụ”/ “ăn vặt” giữa các bữa ăn chính. Khi con đã quen với việc ăn dặm, mẹ cũng có thể cho con uống nước hoặc uống sữa bằng cốc cùng với bữa ăn chính nhằm giúp con giải khát sau khi ăn dặm.

Nếu con không thích thú với việc khám phá với món ăn mới, hoặc có vẻ “kén ăn” và không chịu ăn một loại thức ăn nào đó, thì lý do đơn giản là vì ở giai đoạn này con đã bắt đầu thể hiện sở thích cụ thể trong ăn uống. Điều này cũng có nghĩa là con cần thêm thời gian để quen với hương vị và cảm giác lạ trong miệng, và cha mẹ rất cần phải kiên nhẫn trong việc giới thiệu món mới.

Quả thực, một số bé rất kén ăn, con không thích rất nhiều món trong một giai đoạn này, và có thể sẽ không bao giờ thích. Và một số trẻ lại cần ăn ít hơn những bé khác. Khối lượng ăn “bình thường” với bé này có thể là quá nhiều hoặc quá ít đối với một em bé khác. Nếu con không muốn ăn hết số thức ăn của chúng, mẹ hãy cứ đồng ý. Nếu không, con sẽ không thể biết khi nào con no. Bé kén ăn thậm chí còn có thể thử món ăn dặm mới. Chỉ cần thử hai thìa nhỏ thức ăn mới – như vậy, ít nhất mẹ cũng giới thiệu thức ăn cho con.

Nguyên tắc vàng là cho con ăn một món mới trong 4 ngày liên tiếp. Nếu con không chịu ăn, ngừng mời con món đó và quay lại sau một tuần. Khi cha mẹ ăn nhiều món khác nhau và con cũng có cơ hội được thử mà không cần phải ép buộc, thì con cũng trở nên tương đối “phiêu lưu mạo hiểm” với ăn uống. 

Share This
COMMENTS
Comments are closed