Chế độ dinh dưỡng và giấc ngủ cho bé
Ăn và ngủ là 2 hoạt động chính của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng để con vui chơi khỏe mạnh, có giấc ngủ ngon thì không thể không bàn tới chế độ dinh dưỡng bao gồm sữa từ mẹ và sữa công thức dành cho bé không thể nhận được nguồn sữa quý giá của mẹ.
Dưới đây là những loại thực phẩm và sữa công thức nào tốt cho trẻ sơ sinh trong giai đoạn ăn dặm cũng như làm cách nào để con có giấc ngủ ngon. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Thực phẩm và sữa công thức nào tốt cho trẻ sơ sinh?
– Hoa quả: Có rất nhiều bé lại không thích hoa quả. Bởi vậy, trong một vài tháng tới, bạn nên tập cho bé nhiều loại hoa quả nếu có thể. Nước cam, quýt, các loại quả khô ví dụ như xoài có thể làm bé đầy bụng. Hãy hạn chế hoặc bạn sẽ tốn một số bỉm không nhỏ. Hãy cố gắng loại bỏ cùi trong các loại cam quýt để cho bé dễ tiêu hóa. Hoa quả tươi là rất tốt cho bé – tốt hơn nhiều so với các loại quả đã chế biến – nhiều phụ gia, nhiều đường, đó chính là nguyên nhân phá hủy sự phát triển răng và làm đảo lộn chế độ ăn của bé.
– Rau: Khi bé bắt đầu mọc răng, bạn sẽ thấy bé thích thú nhai các loại rau cứng hơn. Hãy giảm thời gian ninh để không mất đi các vitamin c và không bị quá nhũn. Ví dụ như súp lơ xanh, súp lơ trắng, cà rốt và ngô ngọt non. Hãy nhớ rằng, để đảm bảo lượng dưỡng chất có trong vỏ, một số loại rau như khoai tây, bí xanh không nên bỏ vỏ. Nên kết hợp cả rau và quả – hãy thử kết hợp bí và táo, rau bina và lê, hoặc do bạn tự chọn.
– Cá: Nhiều bé càng lớn lên thì lại càng không thích ăn cá, thật là tiếc vì cá là một loại thức ăn bổ dưỡng, cá giàu protein và ít béo. Nó rất tốt cho bé vì dễ nuốt, dễ tiêu và dễ nấu. Hầu hết các bé đều không thích ăn cá vì cá rất nhạt ngược lại hẳn với các vị khác như pho mát hoặc khoai tây. Nhiều chuyên gia khuyên không nên cho bé ăn cá trước 6 tháng tuổi. Các loại cá giàu đạm như cá hồi, cá ngừ là loại thức ăn rất tốt cho sự phát triển trí não và thị giác. Hãy nhớ là không nên nấu cá quá nhừ vì nó sẽ dai và vô vị. Chỉ nấu cho đến khi cá có thể tơi ra khi dùng thìa nhưng nó vẫn phải chắc. Kiểm tra cẩn thận để loại bỏ xương trước khi cho bé ăn.
– Thịt: Thịt gà là thức ăn đầu tiên nên cho bé ăn. Thịt gà cũng là món mà hầu hết các gia đình đều thích vì nó bổ và có nhiều cách pha chế. Nấu dễ và nhanh phù hợp với những bà mẹ bận bịu. Thịt gà có thể kết hợp được với nhiều loại rau và rất mịn khi nghiền. Khi bé có thể tự ăn và có một vài chiếc răng thì thịt gà là thức ăn lý tưởng vì dễ nuốt hơn thịt khác. Tuy nhiên thịt gà có thể cho bé ăn khi bé được 6 tháng tuổi. Bạn nên chuẩn bị một lần cho nhiều lần ăn của bé vì có thể giữ trong tủ lạnh trong khoảng 4 ngày.
2. Giấc ngủ của bé
– Giấc ngủ của trẻ sơ sinh:
Trẻ ngủ nhiều cả ngày lẫn đêm, chỉ thức trong những cữ bú một vài giờ/lần. Quả là khó khăn cho những bậc cha mẹ mới để biết con họ cần ngủ bao lâu và ngủ thường xuyên ra sao. Tuy nhiên, không có thời gian biếu nào áp dụng cho tất cả trẻ trong việc ngủ vào ban ngày hoặc đêm, vì điều không rõ ràng ở nhiều trẻ.
Nhìn chung, trẻ sơ sinh ngủ khoảng 8 đến 9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm. Đa số trẻ không bắt đầu ngủ suốt đêm (6 đến 8 giờ) mà không thức giấc cho tới lúc được 3 tháng tuổi hoặc cho tới khi chúng cân nặng 5,4 đến 5,9kg.
Trẻ sơ sinh có dạ dày nhỏ và cần phải thức giấc vài giờ một lần để bú. Trong đa số trường hợp, trẻ sẽ thức và sẵn sàng bú mỗi 3-4 giờ/lần. Bạn không cần phải đánh thức con để cho bú trừ khi bác sĩ nhi khoa khuyên bạn làm điều này. Tuy nhiên, không nên để trẻ ngủ lâu hơn 5 giờ/lần trong 5-6 tuần đầu trẻ mới chào đời. Vài trẻ sinh non cần bú thường xuyên hơn và phải được đánh thức để bú.
Trong trường hợp mẹ không đủ sữa cho bé, có thể dùng thêm sữa ngoài, để pha cho bé khi con giật mình nửa đêm. Tham khảo những nguồn sữa đáng tin cậy như Vinamilk để bảo đảm an toàn sức khỏe cho con.
Bạn hãy quan sát những đổi thay trong cách ngủ của con bạn. Nếu bé ngủ ngon đều đặn rồi đột ngột thức giấc trong một ngày nào đó, có thể bé gặp rắc rối, thí dụ như bị nhiễm trùng tai. Vài sự xáo trộn giấc ngủ đơn giản là do những đổi thay trong quá trình bé phát triển hoặc do sự kích động quá mức. Đừng bao giờ đặt trẻ lên giường với chai sữa ngậm trong miệng. Đây là một việc làm nguy hiểm vì có thể dẫn tới sự nhiễm trùng tai và trẻ bị nghẹt thờ.
– Quá trình ngủ của trẻ sơ sinh:
Trẻ sơ sinh cũng giống như người lớn, chúng cũng có những giai đoạn ngủ khác nhau rồi ngủ sâu. Tùy theo giai đoạn, có thể trẻ sẽ chuyển động cơ thể tích cực hơn hoặc nằm rất yên. Cách ngủ của trẻ sơ sinh bắt đầu hình thành trong những tháng cuối của thai kỳ. Có hai loại giấc ngủ:
+ Ngủ chuyển động mắt nhanh (REM):
Đây là giấc ngủ nhẹ khi những giấc mơ xuất hiện và đôi mắt chuyển động nhanh trước sau. Dù trẻ ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày, nhưng khoảng 1/2 khoảng thời gian này là ngủ chuyển động mắt nhanh. Những trẻ lớn và người trưởng thành thì ngủ ít giờ hơn và cũng có ít thời gian hơn trong việc ngủ chuyển động mắt nhanh.
+ Ngủ không chuyển động mắt nhanh (Non-REM):
Loại ngủ này có 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Ngủ mơ màng – Đôi mắt hạ xuống, có thể mở và khép.
- Giai đoạn 2: Ngủ nhẹ – Trẻ cử động và có thể giật mình bởi tiếng động.
- Giai đoạn 3: Ngủ sâu – Trẻ yên lặng, không cử động.
- Giai đoạn 4: Ngủ rất sâu – Trẻ yên lặng, không cử động.
Trẻ bước vào giai đoạn 1 lúc bắt đầu chu kỳ ngủ rồi chuyên sang giai đoạn 2, 3, 4 rồi trở lại 3, 2 rồi đến ngủ chuyển động mắt nhanh. Những chu kỳ này có thể xuất hiện một số lần trong lúc ngủ. Trẻ có thể thức giấc khi chúng đi từ giấc ngủ sâu sang giấc ngủ nhẹ và có thể khó ngủ trở lại trong một vài tháng đầu chào đời.
Tham khảo thêm về cách giúp trẻ sơ sinh có giấc ngủ ngon: https://goo.gl/VBGbZi