Bối cảnh ra đời của khái niệm sức khỏe sinh sản

Trong truyền thống văn hóa Việt Nam, chúng ta không thấy đề cập hay nhắc đến

khái niệm SKSS mà chỉ nói đến các vấn đề về giới tính, giáo dục giới tính, sức khỏe, văn

hóa tính dục, tình dục. Khái niệm SKSS được khởi nguồn từ các nước phương Tây và theo hướng hòa nhập xuất hiện ở Việt Nam thời gian gần đây. Thực chất SKSS không phải là cái gì xa lạ mà nó chỉ là “một bộ phận của sức khỏe con người nói chung” [27,tr.422].

Theo tác giả Đào Xuân Dũng: Khái niệm SKSS “có nguồn gốc từ những năm 50

của thế kỷ XX khi xuất hiện tình trạng gia tăng dân số quá nhanh ở nhiều nước đang phát

triển buộc chính phủ nhiều nước phải quyết định hành động để giảm bớt sự tăng nhanh dân số” [25,tr.47]. Vì thế trong thập niên 60 của thế kỷ XX, nhiều chương trình kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) đã ra đời ở nhiều nước và trở thành động lực bước đầu cho những nỗ lực toàn cầu trong nghiên cứu vấn đề sinh sản người.

Năm 1965, sau gần một thập niên tranh luận, Hội đồng dân số thế giới đã kêu gọi

WHO đưa vấn đề sinh sản người vào Chương trình hoạt động (nghị quyết 18.49 của WHO) và yêu cầu thiết lập Chương trình hoạt động liên quan đến sinh sản, SKSS.

Năm 1972, một số nước và tổ chức trên thế giới đã xây dựng một Chương trình

nghiên cứu mở rộng về sinh sản và 5 năm sau đó đã trở thành một Chương trình đặc biệt có nhiệm vụ Nghiên cứu, Phát triển và Huấn luyện nghiên cứu về sinh sản người. Chương trình không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về điều hòa sinh sản mà đã hướng tới việc nghiên cứu các phương pháp tránh thai, chẩn đoán, điều trị vô sinh và các bệnh LTQĐTD.

Năm 1986 chương trình này còn nghiên cứu về AIDS, sự lây nhiễm HIV từ mẹ

sang con. Năm 1988 thì WHO đã ủng hộ những đường lối chiến lược của Chương trình,

đồng thời tái khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa KHHGĐ, sức khỏe và phát triển và sự

cần thiết phải lồng ghép các hoạt động KHHGĐ với các hoạt động bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em. Chính từ thời điểm này, sứ mạng của Chương trình là phát triển và điều phối những nghiên cứu trên phạm vi toàn cầu về SKSS.

 

Share This
COMMENTS
Comments are closed