Tình trạng thiếu sữa ở mẹ và hướng giải quyết
Việc chăm sóc trẻ sơ sinh không hề đơn giản nhưng nếu kiên nhẫn tham khảo một số bí quyết thì mẹ sẽ tự tin hơn trong việc chăm sóc và nuôi dạy con. Mẹ cần biết nắm bắt tâm lý trẻ sơ sinh, biết cho con bú đúng cách, biết loại sữa dành cho trẻ sơ sinh nào sẽ phù hợp với con nếu như mẹ thiếu sữa…
Tất cả những vấn đề liên quan đến trẻ sơ sinh là một con số vô cùng lớn mà các mẹ đặc biệt là những bà mẹ trẻ cần quan tâm. Ngay cả việc cơ bản nhất là cho con bú vẫn có những bí quyết riêng mà các mẹ cần nắm để mang lại hiệu quả cao, giúp con luôn khỏe mạnh.
Cho con bú lần đầu tiên có khó không?
Việc cho con bú bằng sữa mẹ là một chuyện tưởng chừng như đơn giản nhất sau khi phải mang nặng 9 tháng và vượt cạn một mình. Tuy nhiên có nhiều bà mẹ lại gặp khó khăn ở bước này dẫn đến việc không thể cho con bú và dẫn đến căng thẳng trầm cảm sau khi sinh. Vậy nguyên nhân từ đâu khiến các bà mẹ không có sữa cho con bú hoặc ít sữa?
Nguyên nhân khiến mẹ bị mất sữa hoặc ít sữa
Biết được nguyên nhân cụ thể dẫn đến việc thiếu sữa hoặc tắt sữa của mẹ chúng ta sẽ có hướng giải quyết tốt hơn giúp cho mẹ an tâm hoàn thành thiên chức cao cả này.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mất sữa, thiếu sữa cho trẻ mới sinh, và những trường hợp mẹ thiếu sữa cũng vô cùng đa dạng. Có những phụ nữ dù sinh mổ nhưng ngay sau khi sinh vẫn có sữa bình thường nhưng một số khác lại bị hiện thượng mất sữa, cũng như hiện tượng đã có sữa nhưng sữa lại ít dần rồi mất đi… rất khó để có một lý giải cụ thể. Tuy nhiên theo các bác sĩ chuyên khoa thì nguyên nhân mất sữa ở phụ nữ sau sinh có thể rơi vào các trường hợp như sau:
Chế độ dinh dưỡng của người mẹ không đủ
Khi mang thai và sau sinh nếu người phụ nữ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì việc sản xuất sữa tự nhiên cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên không phải ăn nhiều thì sẽ có nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể mà phải ăn theo một chế độ hợp lý.
Người mẹ căng thẳng, lo lắng nhiều
Một bà mẹ lại lo lắng về tình trạng cân nặng trong giai đoạn sau sinh nên giảm ăn gây ảnh hưởng đến việc tiết sữa của cơ thể.
Một số trường hợp khác các mẹ thường căng thẳng dẫn đến stress, mất ngủ trong thời gian mang thai và cho con bú cũng có thể gây mất sữa, hoặc lo lắng quá mức khi chưa kịp thấy sữa hay lượng sữa ít, chính điều này làm lượng sữa dành cho trẻ sơ sinh càng ít dần hơn.
Một số trường hợp mẹ bị trầm cảm sau sinh cũng rất nguy hiểm và cũng ảnh hưởng đến việc tiết sữa của người mẹ.
==> Đọc thêm: Các loại sữa bột cho trẻ 0 – 6 tháng tuổi
Thời gian nghỉ ngơi không hợp lý
Nhiều bà mẹ do mất ngủ vì chăm con nên không được ngủ đủ giấc, một số khác do hoàn cảnh phải làm việc quá sức làm cho hoạt động tuyến sữa yếu. Nếu vì nguyên nhân công việc thì các bà mẹ có thể chia sẻ công việc với người thân, chồng của mình để có thêm nhiều thời gian nghỉ ngơi. Mẹ nên nhớ phải luôn giữ cho tinh thần thật thoải mái để có thể chăm sóc tốt cho thiên thần của mình.
Nguyên nhân do tuyến sữa của người mẹ
Tuyến sữa có nhiệm vụ sản xuất sữa theo nhu cầu bú của bé, bé bú nhiều thì sữa sẽ tiết ra nhiều, nếu bé bú ít thì sữa sẽ tiết ít. Vì vậy nếu sau khi sinh bé không bú mẹ mà bú bình liền sẽ dẫn đến trường hợp bé quen với bình và không chịu bú ti mẹ nên lượng sữa cho trẻ sơ sinh bị giảm dần.
Do tuyến sữa bị tắc nên đầu vú bị bịt kín lỗ thông tia sữa, do viêm vú, ép xe…
Do sinh mổ
Thường khi sinh mổ thì em bé chưa được bú sữa ngay sau khi vừa sinh, mà cần từ 1 hoặc hơn 2 ngày sữa mới về. Một phần nữa do phải tiêm thuốc kháng sinh nên ở cơ địa một số người sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến hiện tượng tắc sữa.
Do tác dụng phụ của thuốc trong quá trình mang thai
Trong quá trình mang thai, nếu người mẹ mắc một số bệnh cần phải dùng thuốc điều trị thì có thể làm ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa của cơ thể. Một số thuốc như atropine, diethylsitbestrol…
Giúp mẹ đối mặt với tình trạng thiếu sữa
Các vấn đề về sữa dành cho trẻ sơ sinh luôn khiến các mẹ đâu đầu. Trước hết, các mẹ cần chấp nhận sự thật về những khó khăn mà mình sẽ phải đối mặt như ít sữa, tắc tia sữa, chảy sữa hay đau nứt đầu vú.
Hầu hết những phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ đều trải qua những vấn đề này, vì vậy bạn không nên suy nghĩ quá tiêu cực về những trở ngại có thể sẽ gặp phải mà làm ảnh hưởng đến tâm trạng cũng như sức khỏe của mình.
Tiếp theo, chúng ta sẽ nhìn thẳng vào những nguyên nhân và tìm hướng giải quyết triệt để. Với những nguyên nhân kể trên, mẹ gặp phải những nguyên nhân nào và sẽ giải quyết như thế nào? Hãy bình tĩnh, nhìn ra nguyên nhân và tìm hướng xử lý vấn đề theo từng bước một.
Khó khăn vì sữa ít
“Điều kiện công việc” và “nỗi lo mình không đủ sữa” là 2 nguyên nhân hàng đầu khiến những người phụ nữ lựa chọn sữa từ bên ngoài cho con. Nhưng trên thực tế, những bà mẹ nghĩ rằng mình không có đủ sữa cho con bú đều có thể tiếp tục duy trì cho bé bú sữa mẹ bằng các phương pháp được nêu trong bài viết này.
Khó khăn vì đau ngực
Đầu ngực bị đau khi cho con bú phần lớn là do bé ngậm núm vú không đúng cách và nó có thể gây ám ảnh cho người mẹ khiến hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên đáng sợ. Nếu nguyên nhân do bé thì mẹ hãy điều chỉnh lại tư thế cho bé bú để khắc phục tình trạng này nhé. Ngoài ra, khi dòng sữa mẹ chảy ra sẽ có tác dụng chữa lành các tổn thương trên đầu vú. Để xoa dịu cơn đau, mẹ cũng có thể dùng các loại kem chữa nứt đầu vú để thoa lên nhưng nếu tình trạng nghiêm trọng hơn hãy dùng máy hút sữa và tới gặp bác sĩ.
Cách giải quyết vấn đề tắt sữa ở mẹ và gọi nguồn sữa về
Như chúng ta đã thấy có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất sữa ở người mẹ dẫn đến tình trạng thiếu sữa dành cho trẻ sơ sinh nên chúng ta cần tìm hiểu và loại trừ dần từng nguyên nhân để đem nguồn sữa trở về.
Trường hợp không đủ chế độ dinh dưỡng
Không phải ăn nhiều thì sẽ có nhiều dinh dưỡng, vấn đề là chúng ta ăn như thế nào để có đầy đủ các chất. Nếu việc tắc sữa do chế độ dinh dưỡng không đảm bảo thì cần điều chỉnh lại thức ăn, Tốt nhất các mẹ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để đưa ra những thực đơn tuần đầy đủ dưỡng chất nhất, để mẹ có nhiều sữa cho con bú.
Trường hợp do căng thẳng
Nếu mẹ bị căng thẳng, không được ngủ đủ giấc, stress dẫn đến tình trạng tắc sữa thì cần điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi sao cho hợp lý.
Mẹ cũng có thể dùng khăn mềm nhúng với nước ấm để massage nhẹ vùng bầu vú để giúp cho tuyến sữa tăng cường lưu thông. Và mẹ phải luôn giữ cho đầu vú sạch, để không làm cản trở các tia sữa.
Vì cơ chế hoạt động của tuyến sữa là sản xuất theo nhu cầu của bé nên nếu trong thời gian đầu bạn chưa có sữa và bắt đầu tiết ít sữa sau vài ngày thì cố gắng vắt sữa để sữa sẽ tiếp tục đổ về nhiều hơn.
Nếu tình hình vẫn không cải thiện khi áp dụng hết những cách trên, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được kiểm tra xem có vấn đề ở tuyến vú hay trong cơ thể gây ảnh hưởng đến lượng sữa.
Ngoài ra các thành viên trong gia đình cần tạo môi trường thoải mái luôn yêu thương, quan tâm để giúp bà mẹ có tâm trạng tốt, vui vẻ, không stress. Nếu có thể hãy hỗ trợ, chia sẻ với bà mẹ trong việc chăm sóc em bé để mẹ có đủ thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
Hướng dẫn cho con bú đúng cách để có nhiều sữa
Mỗi em bé có đặc điểm riêng, các chuyên gia khuyến nghị rằng bé cần được ăn mỗi 2 – 3 giờ một lần sữa và từ 8 đến 12 lần một ngày. Nếu bé bú ít hơn 8 lần một ngày, mẹ nên chủ động tìm sự tư vấn của chuyên gia để kiểm tra mức phát triển của trẻ.
Mẹ nên cho bé bú đều 2 bên ngực và với mỗi bên ngực, mẹ có thể cho bé bú từ 10 đến 20 phút hoặc lâu hơn thế. Với những bà mẹ càng ít sữa thì càng nên cho con bú nhiều lần trong ngày và ngược lại, những mẹ nhiều sữa có thể cho bé bú ít lần hơn, bởi tuyến sữa sẽ tiết theo nhu cầu bú của bé.
Trong vài tháng đầu, mẹ hãy duy trì nhịp sinh hoạt với lịch cho bú 2 giờ một lần. Khi bé càng lớn thì khoảng cách giữa các lần bú càng dài ra và mẹ có thể tận dụng khoảng thời gian trống này để nghỉ ngơi hoặc làm một số việc cần thiết.
Những nguyên tắc về sữa dành cho trẻ sơ sinh mà mẹ luôn cần ghi nhớ:
1. Cho bé bú thường xuyên, đúng cữ
2. Uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc để cơ thể có đủ năng lượng
3. Sử dụng máy hút sữa loại tốt và hút sữa thường xuyên để kích thích tuyến sữa
4. Cho bé bú ban đêm, vì ban đếm lượng sữa thường được tiết ra nhiều hơn.
5. Cho bé bú đều cả hai bên ngực để 2 bầu vú đều tiết sữa đều như nhau, tránh tình trạng bú thường xuyên một bên.
6. Tránh cho con bú bình quá sớm, hãy đợi đến khi nguồn sữa mẹ đã được ổn định.
7. Không nên cho bé ngậm ti giả, nếu muốn đáp ứng phản xạ mút của trẻ hãy cho trẻ bú
8. Chú ý tư thế cho con bú của trẻ để bé không khó chịu và mẹ không bị đau.
9. Nếu bé bú đủ sữa sẽ làm ướt 7-8 chiếc tã và đi ngoài khoảng 5 lần mỗi ngày.
10. Tập bú bình cho con sau 6 tuần tuổi: hãy mua loại núm ti có tốc độ chảy chậm nhất để tránh làm bé bị sặc khi mới tập làm quen. Nếu tập cho bé bú bình quá muộn sẽ gặp khó khăn vì bé đã quen ti mẹ và không chịu tiếp nhận núm ti cao su.
Sử dụng các loại sữa dành cho trẻ sơ sinh để thay thế cho sữa mẹ
Bổ sung sữa bột công thức trong trường hợp:
- Mẹ bị các bệnh lây nhiễm như: HIV, lao, …
- Mẹ và bé không thể gần nhau vì một số lý do khác
- Mẹ bị bệnh nặng phải dùng thuốc
- Bé bị bệnh nặng hoặc sinh non, thiếu tháng
Trên đây chúng ta vừa tham khảo những thông tin quan trong về việc nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách dành cho những mẹ bị thiếu sữa, tắc sữa. Qua đó chúng ta cũng tìm hiểu về những nguyên nhân, hệ quả cách giải quyết vấn đề bị tắc sữa ở người mẹ. Một vài trường hợp không thể cho con bú 100% sữa mẹ thì các mẹ cũng có thể bổ sung các loại sữa dành cho trẻ sơ sinh như Vinamilk, Nestle, Anmum, để cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ.
Cảm ơn các mẹ đã đọc bài viết!