Bà bầu nên ăn gì cho con thông minh ngay từ những ngày đầu thai kì
Phải ăn gì cho con thông minh ngay khi còn trong bụng mẹ ? Hẳn đây là câu hỏi mà nhiều bà mẹ mong muốn có câu trả lời nhất. Để con phát triển trí thông minh, trước hết mẹ cần đảm bảo rằng sức khỏe của mình thật tốt, có như thế đứa con trong bụng mới phát triển tốt cả thể chất và trí não.
Trong thai kì, việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng nhất là vitamin khiến các bà mẹ không đủ dưỡng chất để cung cấp cho sự phát triển của thai nhi, cùng với các quan niệm trong ăn uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé. Dưới đây là một số lưu ý trong việc bổ sung các loại vitamin và giải thích thêm về các quan niệm ăn uống của mẹ để mẹ nhanh chóng tìm ra lời giải cho câu hỏi ăn gì cho con thông minh:
Vitamin
Bổ sung đủ vitamin C
Vitamin C thuộc nhóm vitamin tan trong nước, rất cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng bình thường của cơ thể. Là một trong nhiều chất chống ôxy hóa siêu mạnh (như vitamin E và beta-caroten).
Sự tăng trưởng và sửa chữa các mô cũng cần có vai trò của vitamin C để giúp xây dựng chất tạo keo (collagen), một loại protein quan trọng để tạo nên da, gân, dây chằng, các mạch máu, sụn, xương, răng, cũng như việc tham gia vào tiến trình lành sẹo và giúp hấp thụ chất sắt. Nếu cơ thể người không có đủ vitamin C sẽ gây ra bệnh scorbut, da tóc khô, tóc chẻ, viêm lợi, lợi chảy máu…
Trong thời gian mang thai, thai nhi cần lấy một lượng vitamin C rất lớn từ cơ thể mẹ để duy trì sự phát triển của xương, răng cũng như chức năng của hệ thống tạo máu, từ đó dẫn đến hàm lượng vitamin C trong huyết tương của cơ thể thai phụ dần dần bị thuyên giảm, đến khi sinh nở, lượng vitamin C thường chỉ còn lại một nửa trong dầu thai kỳ.
Cơ thể không tạo ra được vitamin C, cũng không dự trữ, do đó hằng ngày cần đưa vào cơ thể những thức ăn giàu vitamin C. Mọi loại rau quả đều có vitamin C. Những nguồn có nhiều vitamin C là chanh, cà chua, xoài, dâu, dứa, ớt đỏ, khoai lang, khoai tây, củ cải xanh… cần nhớ là nhiệt độ sẽ phá hủy vitamin C, do đó trong thức ăn đã nấu chín không có nhiều vitamin C.
Xem ngay: “Có nên uống sữa bầu khi mang thai?” tại link: https://goo.gl/roz6XX
Bổ sung đủ vitamin D
Vitamin D có tác dụng điều hòa sự chuyển hóa canxi tới 50 – 80% nhu cầu cần thiết cho quá trình cốt hóa. Nếu thiếu vitamin D sẽ dẫn tới còi xương hoặc gù lưng, vì vậy mà nó còn được gọi là vitamin Chống gù lưng.
Vitamin D tích lũy trong cơ thể, sau khi được chiếu nắng thì D2 ở da sẽ chuyển thành D3. Nhưng hoạt động này dao động tùy theo mùa trong năm và giờ trong ngày. Do thai phụ thường ít khi ra nắng, thêm vào đó là nhu cầu của thai nhi dối với vitamin D, nên thai phụ cần được cung cấp vitamin D nhiều hơn. Khi thiếu vitamin D, thai phụ có thể bị loãng xương, bệnh phát sớm nhất là ở xương chậu và chân, sau đó sẽ dần dần chuyển lên xương sống, xương sườn và các bộ phận khác. Nếu nghiêm trọng còn có thể làm cho xương chậu bị dị dạng, ảnh hưởng đến việc sinh nở tự nhiên.
Thiếu vitamin D có thể làm cho xương của thai nhi bị canxi hóa và ảnh hưởng đến việc mọc răng, nếu nghiêm trọng còn có thể bị gù lưng bẩm sinh.
Để phòng tránh trẻ nhỏ bị bệnh gù lưng, trong thời gian mang thai, thai phụ cần hấp thụ lượng vitamin D đầy đủ. Vitamin D có trong một số thực phẩm: sữa mẹ 2 – 4 đơn vị/100g (mùa hè), 0,3 – 2 đơn vị/100g (mùa đông). Sữa bò, lòng đỏ trứng, gan bò, gan lợn, gan cá thu là những thực phẩm chứa nhiều vitamin D. Ngoài ra cũng có thể bổ sung vitamin D bằng cách tiêm hoặc uống thuốc.
Nhưng khi dùng với liều cao D2, D3 gấp hàng nghìn lần liều phòng bệnh có thể gây ngộ độc. Do có tác dụng cố định canxi trong xương nên nếu phụ nữ có thai dùng nhiều vitamin D có thể sinh ra những đứa con có khuyết tật về xương.
Xem ngay: Bà bầu nên ăn gì để cho con thông minh từ trong bụng mẹ tại link: https://goo.gl/J1P98F
Bổ sung đủ vitamin B6
Vitamin B6 là một hợp chất hữu cơ cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh trung ương, cho việc hợp thành của các hồng cầu trong máu và cho cả việc trao đổi hepatin. Cơ thể người nếu thiếu vitamin B6 sẽ dẫn đến các hiện tượng thiếu máu trong các tế bào, chức năng của hệ thần kinh gặp trở ngại, gan nhiễm mỡ v.v…
Pyridoxin tan trong nước, tồn tại dưới 3 dạng hóa học chính là pyridoxin, pyridoxal và pyridoxamin. Vitamin B6 thực hiện một loạt chức năng trong cơ thể và là một trong những vitamin Chủ yếu để duy trì sức khỏe, ví dụ nó cần thiết cho hơn 100 enzym tham gia vào chuyển hóa chất đạm. Vitamin B6 cũng rất cần thiết cho sự chuyển hóa của hồng cầu và cấu tạo huyết sắc tố.
Trong thời kỳ mang thai, do các hormon sinh dục gia tăng nên lượng vitamin B6 cũng gia tăng. Ngoài ra, do khi mang thai, máu tương đối loãng, vitamin B6 trong máu của thai phụ có thể giảm xuống chỉ còn 25% so với trước khi mang thai. Thai nhi khi được 5 tháng tuổi là lúc hệ thần kinh trung ương đang bước vào cao trào phát triển, do vậy rất cần đến vitamin B6, vì thế đây là loại vitamin tối ưu giúp mẹ bầu không còn băn khoăn ăn gì cho con thông minh. Vitamin B6 có nhiều trong các loại gan động vật và trong các loại thực vật như hạt hướng dương, đậu phộng, hạnh đào, cà rốt, đậu Hà Lan, chuối, nho khô, cam, rau bó xôi, khoai tây v.v…
Bổ sung đủ Vitamin E
Vitamin E còn gọi là tocopheron, chứa nhiều trong các loại thực vật có màu xanh, còn trong cơ thể động vật thì chứa rất ít. Vitamin E có thể thúc đẩy quá trình trao đổi trong cơ thể, tăng cường khả năng chịu đựng, duy trì chức năng tuần hoàn bình thường, Vitamin E là chất chống ôxy hóa hữu hiệu, bảo vệ màng sinh vật không bị tốn hại bởi ô xy hóa, ngoài ra còn duy trì chứng năng bình thường của xương, tim, hệ thống mạch máu v.v… Hơn thế, vitamin E còn có liên quan đến việc duy trì hoạt động sinh dục bình thường.
Những bệnh lâm sàng do thiếu vitamin E hầu hết đều xảy ra ở các trẻ sơ sinh. Nghiên cứu cho rằng việc thiếu vitamin E có liên quan đến hiện tượng thiếu máu ở các trẻ sinh non. Để đảm bảo cho thai nhi luôn dự trữ đủ lượng vitamin E, thai phụ nên hấp thụ lượng vitamin E nhiều hơn người bình thường là 2mg/ngày.
Vitamin E có nhiều trong các tổ chức thực vật, và các loại trái cây có dầu, chẳng hạn dầu thực vật và mầm ngũ cốc. Người ta cũng tìm thấy vitamin E trong một vài thực phẩm có nguồn gốc động vật (gan, trứng, cá béo, chất béo của sữa…) và nhiều nhất là trong rau xanh. Chỉ cần thai phụ ăn uống đa dạng thì sẽ không bị thiếu vitamin E.
Bổ sung đủ vitamin K
Vitamin K là chất cần thiết trong quá trình đông máu. Ở người, vitamin K chủ yếu được cung cấp qua đường ăn uống (từ một số thực phẩm như cải bắp, súp lơ, xà lách, thịt, trứng, gan…) và được tổng hợp bởi vi khuẩn đường ruột. Vitamin K có vai trò rất quan trọng trong quá trình tổng hợp các yếu tố đông máu. Vì vậy thiếu vitamin K sẽ làm giảm các yếu tố đông máu và có thể gây tình trạng xuất huyết; nếu không điều trị kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh. Trong quá trình mang thai, thai phụ nếu bị thiếu vitamin K có thể sẽ bị sẩy thai, hoặc sẽ dẫn tới hiện tượng mù bẩm sinh và phát triển chậm ở thai nhi, thậm chí còn có thể gây ra lưu thai.
Do vậy, thai phụ nên chú ý hấp thụ nhiều vitamin K từ việc ăn uống để tránh xảy ra những việc ngoài ý muốn đối với trẻ sau khi sinh ra. Chính vì thế, khoảng 1 tháng trước khi sinh, thai phụ cần đặc biệt chú ý đến việc hấp thụ loại vitamin này, nên ăn nhiều cải bắp, súp lơ, xà lách, thịt, trứng, gan…, khi cần thiết có thể uống viên vitamin K4, mỗi ngày 1mg.
Những loại thức ăn vặt có ích cho mẹ và bé
Khi mang thai, thai phụ thường xuyên cảm thấy khó chịu bức bí trong người, còn cảm thấy buồn nôn, vì vậy họ thường xuyên ăn vặt, nhưng nếu ăn quá nhiều sôcôla, kẹo, bánh v.v… thì chẳng có ích lợi gì đối với thai phụ và cả thai nhi. Nếu muốn ăn vặt, thai phụ có thể ăn những món vừa hợp khẩu vị lại vừa có thể giảm bớt những khó chịu trong người như:
Nhãn: Loại nhãn khô mềm, vị ngọt thanh, có chứa nhiều dinh dưỡng, không những có tác dụng bổ máu, mà còn giúp thai phụ thả lỏng thần kinh, giúp thai phụ không bị mất ngủ.
Hạnh đào cũng là món ăn vặt có ích, trong đó chứa nhiều canxi và vitamin. Ăn nhiều hạnh đào không những giúp rất nhiều cho thai nhi trong việc hình thành máu, xương và phát triển hệ thần kinh trung ương, mà còn giúp thai phụ giảm bớt chứng khó thở và cảm giác đau lưng v.v…
Khi thai phụ cảm thấy bức bối khó chịu, món thích hợp nhất là trần bì. Có những lức thai phụ sẽ cảm thấy tâm trạng bất ổn, dễ nóng nảy và lo lắng bất an, nếu ngậm hoặc nhai chút trần bì sẽ có thể cải thiện tình hình này.
Nho khô cũng có tác dụng bổ máu và tăng cường gân cốt, vì vậy cũng là món ăn vặt thích hợp cho thai phụ. Trong thời kỳ mang thai, thai phụ dễ xảy ra thiếu máu, ngoài những thức ăn có chứa protein và sắt ra, ăn nhiều nho khô một chút cũng có thể cải thiện được tình trạng này.
Quan niệm trong ăn uống
Sữa ong chúa tốt cho trí não của thai nhi
Trong sữa ong chúa có hàm lượng cao protein và acid amin. Phụ nữ có thai dùng sữa ong chúa sẽ góp phần nâng cao trí lực cho thai nhi. Thời kỳ thai nhi được 3 đến 4 tháng, tế bào thần kinh não bắt đầu hình thành và sinh sôi. Từ tháng thứ 6 trở đi, tế bào thần kinh tăng mạnh. Nếu lúc này thai phụ hấp thụ lượng sữa ong chúa vừa phải thì chất dinh dưỡng đó sẽ thông qua nhau thai vào cơ thể thai nhi, thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của tổ chức tế bào não .
Người ta đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng, tế bào chất xám thần kinh có quan hệ chặt chẽ với tư duy, trí nhớ, năng lực phán đoán và phân tích, tính toán của con người. Tế bào chất xám thần kinh do protein và nhiều loại acid amin cấu thành. Trong sữa ong chúa lại có protein và acid amin đặc thù này. Vì thế sữa ong chúa rất tốt cho việc phát triển trí thông minh. Phụ nữ có thai ăn sữa ong chúa sẽ giúp cho thai nhi thông minh, khỏe mạnh.
Tuy nhiên, thai phụ không nên ăn quá nhiều sữa ong chúa vì có thể gây ngộ độc cho thai nhi.
Có một thực phẩm khác mà mẹ có thể uống hằng ngày thay cho sữa ong chúa. Đó là sữa Vinamilk với DHA, axit folic,… giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ, giúp bé yêu thông minh hơn!
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ phần nào giải đáp được câu hỏi ăn gì cho con thông minh từ trong bụng mẹ. Chúc bé của mẹ sinh ra thật khỏe mạnh và thông minh nhé!