Bí kíp dạy trẻ 1-3 tuổi các bố mẹ cần biết

Ở lứa tuổi này trẻ hay bắt chước hành động, lời nói của người lớn. Vì vậy cha mẹ cần tích cực giúp bé nhận biết thế giới xung quanh, làm gương cho con bắt chước lời nói, hành động đẹp của mình. Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia TP HCM cho rằng, ở giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi, sự phát triển của trẻ diễn ra với tốc độ rất nhanh. Hệ thần kinh nhạy bén tạo điều kiện cho trẻ học hỏi nhanh, song đồng thời các em cũng dễ bị tổn thương. Vì thế, những thay đổi đột ngột trong cuộc sống, đặc biệt đối với trẻ những năm đầu đời rất nguy hiểm. Ở tuổi này trẻ hay bắt chước nên cha mẹ cần làm gương từ lời nói đến việc làm để giúp trẻ hình thành nhân cách tốt..

Mặt khác, nhu cầu giao tiếp của trẻ với người lớn rất cao. Đặc điểm của các em ở lứa tuổi này là thích bắt chước hành động, lời nói của người lớn. Vì vậy cha mẹ cần tích cực cho trẻ nhận biết thế giới xung quanh, đồng thời làm gương cho trẻ bởi các em có thể bắt chước lời nói, hành động, việc làm tốt hay xấu của người lớn để định hình nên nhân cách về sau. Bà Minh cho biết, tốc độ phát triển thì ở mỗi đứa trẻ có sự khác nhau, nên tùy theo đặc điểm của con mình mà cha mẹ có những phương pháp giáo dục phù hợp theo lứa tuổi. Sau đây là một số điều cơ bản cha mẹ cần giáo dục trẻ: Đi theo tư thế đứng thẳng Khi mới tập đi, khả năng điều khiển các cử động chưa hình thành nên trẻ luôn bị mất thăng bằng, cảm giác căng thẳng, vấp ngã, bối rối, sợ hãi khi gặp các vật cản trên đường. Vì vậy, người lớn cần dìu trẻ từng bước một và kịp thời cổ vũ khi trẻ đi được vài bước cho đến lúc đi thành thạo. Đi theo thế thẳng đứng là một bước tiến cơ bản nhằm làm cho trẻ độc lập về mặt sinh học, đồng thời là một bước quan trọng trong việc “xã hội hóa” đứa trẻ:

– Khi trẻ biết đi đứng trên đôi chân của mình thì sẽ giải phóng hai bàn tay khỏi chức năng di chuyển. Từ đó bàn tay trở thành công cụ để nhận thức thế giới xung quanh: Cầm, nắm, xúc cơm, viết, vẽ… Đây chức năng hoạt động của con người.

– Ngẩng cao đầu, dây thanh của trẻ càng phát ra được nhiều âm tiết tinh vi.

– Giúp trẻ mở rộng tầm nhìn, phát triển khả năng định hướng trong không gian.

– Mở rộng phạm vi hoạt động với đồ vật, tiếp xúc với nhiều đồ vật hơn, mở rộng khả năng tìm hiểu những thuộc tính của đồ vật và kỹ năng sử dụng chúng.

– Mở rộng giao tiếp với mọi người xung quanh giúp vốn kinh nghiệm riêng của trẻ thêm phong phú, phát triển nhu cầu giao tiếp và kích thích khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ ở trẻ.

Share This
COMMENTS
Comments are closed