Bột ăn dặm: Món ăn đầu đời của con

Khi trẻ bước sang giai đoạn ăn dặm cũng chính là lúc các mẹ nên chú ý hơn về thực đơn của bé. Bé không còn đơn thuần chỉ bú sữa mẹ mà sẽ kèm theo bột ăn dặm trong mỗi bữa ăn hàng ngày.

Sự thay đổi trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày từ lúc uống sữa mẹ đến việc tập làm quen với các món ăn dặm thì hệ tiêu hoá của trẻ cần có thời gian để thích nghi. Điều này cũng sẽ khiến nhiều mẹ bỡ ngỡ vì con không chịu ăn hoặc không hấp thụ được chất dinh dưỡng. Khi bắt đầu cho con ăn dặm, mẹ nên chú ý các điều sau.

1. Bố mẹ cần nhận biết chính xác thời điểm ăn dặm của con

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 4 – 6 tháng sẽ bắt đầu bữa ăn dặm đầu tiên trong đời. Tuỳ theo tình trạng sức khoẻ mà mỗi bé sẽ có thời điểm bắt đầu ăn dặm khác nhau. Đối với những người lần đầu tiên làm bố mẹ thì việc lo lắng bao lâu cho con ăn dặm và bột ăn dặm nào tốt là điều không thể tránh khỏi.

Khi bé bắt đầu lớn hơn thì nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng thay đổi, đó là lúc trẻ cần nạp vào những thực phẩm giàu năng lượng hơn cho sự phát triển về thể chất và trí não. Sữa mẹ không còn là nguồn cung duy nhất của trẻ, riêng với những mẹ ít sữa thì càng khó khăn. Hệ tiêu hoá của trẻ từ 4 tháng trở lên đã sản xuất ra amylase – một loại enzyme có chức năng tiêu hoá tinhh bột. Nhưng mốc thời gian đó không phải trẻ nào cũng áp dụng được, chính vì thế bố mẹ cần quan sát trẻ có những biểu hiện như mút tay, nhìn người lớn ăn hoặc cảm thấy thích thú khi được mớm thức ăn…

2.Tìm hiểu cách cho bé ăn dặm

Ăn dặm tuy là bữa ăn đầu tiên nhưng nó không phải là bữa ăn chính của trẻ. Mẹ cần phối hợp việc cho bé bú và ăn một cách hợp lý và khoa học. Sau khi bú mẹ, bữa ăn phụ tiếp theo cho trẻ mẹ có thể dùng bột ăn dặm. Điều nên nhớ là hãy bắt đầu từ những thực phẩm từ loãng đến đặc dần. Bữa ăn loãng sẽ đặc hơn một chút so với sữa mẹ và phải có vị ngọt. Trẻ lần đầu ăn dặm chưa quen với mùi vị khác nên rất dễ gặp khó khăn, thậm chí nôn oẹ và sợ hãi. Bố mẹ nên tập cho trẻ ăn từ từ, không nên thúc ép khi trẻ chưa sẵn sàng vì việc đó có thể gây phản tác dụng cho quá trình ăn uống sau này.

Bột ăn dặm nào tốt

3. Thực đơn ăn dặm mà bạn sẽ áp dụng cho con

Đối với những trẻ dễ ăn bố mẹ sẽ rất thoải mái nhưng với trẻ kén ăn thì việc tập ăn dặm là cả một quá trình khó khăn. Không ít mẹ than phiền vì việc con mình không chấp nhận những món ăn dặm và quấy khóc khi ăn. Các bà mẹ cần biết lý do tại sao con mình lại có biểu hiện như vậy. Nhiều mẹ mắc sai lầm từ những bước đầu tập cho trẻ ăn như thức ăn không hợp lý, không hợp khẩu vị của con. Thay vì nên bắt đầu từ bột ngọt thì mẹ lại cho con ăn ngay những món được làm từ thịt cá. Những thực phẩm giàu protein đó sẽ khiến cơ thể trẻ phản ứng, cụ thể là cơ quan vị giác vốn đã quen với mùi vị thơm ngọt của sữa mẹ.

4. Hãy tạo hứng thú cho trẻ ăn dặm

Sau khi đã xác định thực đơn ăn dặm của trẻ, mẹ nên tìm hiểu nhiều cách làm bột ăn dặm cho con. Bột ngọt có thể bao gồm các món mẹ tự chế biến như bơ, cà rốt, bí đỏ…. Các loại thực phẩm này có nhiều màu sắc sẽ kích thích não bộ của trẻ khiến trẻ thèm ăn. Ngoài ra, các mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ ăn bột ăn dặm chế biến sẵn. Điều này vừa tiện lợi với những mẹ bận rộn vừa giúp bé thay đổi khẩu vị trong bữa ăn. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm bột ăn dặm khác nhau, các mẹ cần chú ý lựa chọn loại bột ăn dặm nào tốt phù hợp với sở thích của con. Ngoài ra, các mẹ cũng nên chuẩn bị dụng cụ cho ăn có kiểu dáng bắt mắt để con thấy háo hức trước mỗi bữa ăn.

Quá trình ăn dặm sẽ không trở thành “ác mộng” nếu bạn biết cách chuẩn bị ngay từ đầu và con bạn cũng sẽ có những bữa ăn đầu đời nhiều ý nghĩa. Chúc mẹ và con thành công nhé!

Share This
COMMENTS
Comments are closed