Các chăm sóc trẻ bị ọc sữa mà ba mẹ nên biết
Ọc sữa là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên tình trạng này diễn ra ít hay nhiều tùy vào thể trạng của từng bé. Nhưng ọc sữa liên tục khiến trẻ chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao. Vì vậy ba mẹ nên quan tâm khi thấy con mình bị ọc sữa.
Để tìm ra cách chữa ọc sữa ở trẻ, trước hết ba mẹ phải tìm ra nguyên nhân vì sao con mình bị ọc sữa để từ đó khắc phục tốt hơn. Bài viết này sẽ giúp ba mẹ có thêm kiến thức về triệu chứng này ở trẻ. Cùng tìm hiểu nhé!
1. Nguyên nhân khiến trẻ bị ọc sữa
Ọc sữa sinh lý do bú sai tư thế: Các van dạ dày của trẻ chưa hoạt động tốt nên nếu tư thế bú không đúng, nuốt nhiều hơi gây căng dạ dày nên khi nằm xuống sẽ dễ bị đẩy sữa ra ngoài. Khi mới sinh, dạ dày của trẻ cũng nhỏ, ngày đầu chỉ có thể chứa khoảng 5ml sữa nhưng thường nhiều bà mẹ lại quen cho bé bú khoảng 30ml sữa, đây cũng là nguyên nhân gây ọc sữa cho con.
Bé đang bị thiếu hụt canxi: Khi thiếu canxi, trẻ hay giật mình, ra mồ hôi trộm, vặn mình, rướn mình và ọc sữa.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác từ bệnh lý như trẻ bị bệnh ở đường tiêu hóa: Khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa hoặc khi trẻ bị trào ngược dạ dày thì cũng dẫn tới ọc sữa.
2. Cách khắc phục tình trạng ọc sữa sinh lý cho con
Cho bé bú từ từ, tránh bú quá no. Tốt nhất là chia nhỏ các lần bú, mỗi lần cách nhau từ 2 – 4 tiếng. Mỗi lần bú nên giảm lại lượng sữa cho con, để con bú ít nhưng chất lượng.
Cho con ngậm ti đúng cách: Ngậm vào quầng thầm thì mới kích thích tiết sữa, đồng thời như vậy ít nguy cơ nuốt hơi vào bụng. Đồng thời khi cho con bú, tránh trêu đùa khiến bé lơ là, sẽ nuốt hơi nhiều hơn, làm căng dạ dày gây ọc sữa.
Khi cho con bú xong, bạn nên để đầu của trẻ cao hơn thân dưới, vỗ nhẹ lưng để bé ợ hơi. Khoảng 10 phút sau khi bú hãy cho bé nằm xuống, nằm xuống ngay sẽ dễ làm ọc sữa. Khi trẻ ọc sữa, đừng vội cho bé bú lại ngay mà hãy cho con nghỉ ngơi từ 30 phút đến 1 tiếng để con lấy lại vị giác và bình tĩnh hơn.
Cũng nên xem xét trường hợp có thể bé ọc sữa là do không dung nạp được nguồn sữa bò trong sản phẩm hoặc nguồn sữa mà bé đang dùng chưa phù hợp với thể trạng của con. Ba mẹ không nên tự ý dùng thuốc chống nôn vì nó không tốt cho trẻ nhỏ. Trong trường hợp đã áp dụng các cách trên mà bé vẫn ọc sữa liên tục thì bạn cần cho bé đi khám để tránh việc bé có bệnh lý. Nếu trẻ thiếu canxi, bạn nên áp dụng cho bé tắm nắng tăng cường vitamin D để tăng hấp thu canxi, giúp bé chống còi xương.
Một số gia đình truyền thống vẫn có tục quen để bé sơ sinh và sản phụ ở phòng kín, tối, thiếu ánh sáng nên rất có nguy cơ thiếu canxi, còi xương sớm. Thực tế khi bé được 25 ngày tuổi, mẹ đã có thể bế con tắm nắng.
Hi vọng những chia sẻ này sẽ mang đến nhưng thông tin bổ ích cho ba mẹ có con nhỏ. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm tại đây những cách chống nôn trớ khác cho trẻ cũng hiệu quả không kém.