Chăm sóc làn da trong thai kỳ

Thay đổi hàm lượng hormone trong thai kỳ gây hàng loạt thay đổi trên da, từ mụn trứng cá, ngứa da đến da tối màu. Hầu hết những thay đổi này sẽ biến mất sau sinh nở. Những hình thức thay đổi ở da Mụn trứng cá: trong thời kỳ mang thai, một số phụ nữ bị mụn trứng cá, đặc biệt là những người dễ bị mụn trong thời kỳ kinh nguyệt (trước khi mang thai). Ngược lại, một số phụ nữ cảm thấy tình trạng mụn có cải thiện trong thời gian mang thai.

Da chân hơi xanh: Đối với một số phụ nữ (đặc biệt những người sống ở vùng khí hậu lạnh), tăng kích thích tố có thể gây ra sự đổi màu tạm thời trên chân. Điều này thường biến mất sau khi sinh. Da mặt sạm: Một số phụ nữ thấy da mặt trở nên tối sạm khi có bầu. Sự thay đổi này được gọi là “mặt nạ của thai kỳ”. Nó phổ biến hơn ở phụ nữ có tóc đen và làn da xanh xao. Những điểm màu nâu có thể xuất hiện không đồng đều trên trán, thái dương và giữa mặt. Đôi khi những dấu hiệu xuất hiện quanh mắt hoặc qua mũi. Các vùng bị tối có thể bị sạm đen hơn khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nhưng những dấu hiệu này thường mờ nhạt hoàn toàn sau khi sinh.

Thay đổi ở móng: Đối với một số phụ nữ, hormone thai kỳ có thể gây ra những thay đổi trong móng tay và móng chân. Những thay đổi này bao gồm sự tăng trưởng nhanh của móng; móng tay trở nên giòn hoặc mềm. Mạch máu nhỏ dưới bề mặt da: Việc tăng lưu lượng máu trong thai kỳ gây nên các mạch máu nhỏ ẩn dưới bề mặt da.Ngoài ra, kích thích tố còn làm tăng tuyến dầu dưới da. Điều này có thể khiến khuôn mặt của bạn sáng bóng.

Ngứa ngáy: nhiều phụ nữ mang thai có da bị ngứa, đặc biệt là xung quanh bụng và ngực trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Điều này xảy ra khi da kéo giãn để thích ứng với sự tăng trưởng của cơ thể. Sọc tối trên bụng: đối với nhiều phụ nữ, thêm sắc tố (màu) trong da gây ra các vệt tối xuất hiện, chạy từ rốn đến vùng mu. Các vệt sọc này mất dần sau khi sinh. Mặt ‘húp híp’: trong tam cá nguyệt thứ ba, mí mắt và khuôn mặt của bạn có thể trở nên sưng húp, thường vào buổi sáng. Điều này là do máu lưu thông tăng lên và thường là vô hại. Nhưng nếu bạn có bọng ở mặt cùng với sự tăng cân đột ngột, hãy đi khám bác sĩ để loại bỏ những vấn đề tiềm ẩn khác. Phát ban: nhiều phụ nữ đổ mồ hôi nhiều trong khi mang thai bởi vì nội tiết tố ảnh hưởng đến các tuyến mồ hôi. Điều này có thể làm tăng cơ hội cho chứng phát ban nhiệt. Cuối thai kỳ, một số phụ nữ cũng phát triển vô hại chứng ngứa da gà đỏ trên bụng. Nó cũng có thể lây lan đến mông, tay, chân, gây khó chịu. Lòng bàn tay ngứa, ửng đỏ: tăng trong hormone estrogen có thể khiến lòng bàn tay của bạn trở thành đỏ và ngứa. Đối với một số phụ nữ, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến lòng bàn chân của họ. Giống như hầu hết các thay đổi da xảy ra trong thai kỳ, chứng đỏ lòng bàn tay – bàn chân thường mất dần sau khi sinh.

Share This
COMMENTS
Comments are closed