Kỹ năng sống của trẻ lớp mẫu giáo lớn

Kỹ năng hiểu biết và chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng

– Biết một số hoạt động của bản thân trẻ trong sinh hoạt hàng ngày có lợi cho sức

khỏe, sự lớn lên và phát triển của cơ thể

– Kể được tên một số thực phẩm hoặc món ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày

– Biết một số hành vi ăn uống có hại cho sức khỏe

– Biết thuốc lá có hại cho sức khỏe và thể hiện thái độ không đồng tình với người hút

thuốc;

– Biết che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp

Kỹ năng chăm sóc vệ sinh cá nhân

– Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn;

– Có thói quen rửa mặt, đánh răng hàng ngày;

– Biết chọn quần áo phù hợp với thời tiết;

– Giữ đầu tóc gọn gàng, quần áo sạch sẽ.

Kỹ năng giữ an toàn cá nhân

– Biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm;

– Nhận biết và không tự ý sử dụng những đồ vật gây nguy hiểm

– Không đi theo và nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép;

– Biết ý nghĩa và có ý thức thực hiện theo quy định của một số biển báo giao thông,

biển báo nơi nguy hiểm.

Kỹ năng nhận thức về bản thân

– Nói được họ và tên, địa chỉ nhà hoặc số điện thoại, tên bố, mẹ của mình;

– Biết mình là trai hay gái và có ứng xử phù hợp;

– Nói được khả năng của bản thân

– Biết đề xuất những trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của cá nhân.

Kỹ năng tự tin và tự trọng

– Chấp nhận và cố gắng thực hiện công việc được giao;

– Hài lòng khi hoàn thành công việc;

– Chủ động và độc lập trong một số hoạt động đơn giản hằng ngày

– Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân.

Kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc

– Nhận biết trạng thái cảm xúc vui, buồn, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ của

người khác;

– Biết bộc lộ cảm xúc vui, buồn, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ;

– Biết an ủi hoặc chia vui với người thân và bạn bè;

– Quan tâm, thích thú đối với các hiện tượng trong thiên nhiên

– Thích chăm sóc cây cối, con vật thân thuộc;

– Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh;

– Cố gắng kiềm chế những cảm xúc tiêu cực

 

Một số đồ ăn vặt giàu dinh dưỡng cho mẹ bầu

Khi mang thai, bà bầu nên chọn những loại đồ ăn vặt giàu dinh dưỡng. Bánh mì lúa mạch có thể sử dụng ngay khi đói giúp tăng lượng chất xơ đồng thời cung cấp đẩy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Thai phụ mắc chứng khó tiêu nên sử dụng thêm loại thực phẩm này. Hạt dẻ có rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất béo, canxi, phốt pho, sắt và rất nhiều các nguyên tố vi lượng khác có tác dụng bổ thận, tăng cường lưu thông khí huyết. Nho khô giúp bổ sung và lưu thông khí huyết, chưa hàm lượng sắt cao giúp phòng ngừa nguy cơ thiếu sắt khi mang thai và sau sinh. Quả óc chó có thể giúp thai phụ bổ sung vitamin E, các loại axit hữu cơ và phốt pho. Đặc biệt loại axit hữu cơ có trong loại quả này có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển đại não của trẻ. Chế phẩm từ sữa này có hàm lượng can-xi cao, chứa nhiều vitamin nhóm B, protein và các nguyên tố vi lượng thiết yếu. Dinh dưỡng cho bà bầu có thể thay đổi theo từng tháng mang thai, đặc biệt là ba tháng cuối của thai kỳ.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng cuối

.

Share This
COMMENTS
Comments are closed