Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu mà mẹ cần biết
Trong giai đoạn đầu mang thai, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu với những dưỡng chất đầy đủ và thiết yếu là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, bà bầu cũng cần tìm hiểu những thông tin bổ ích quanh việc khám thai trong giai đoạn này nữa nhé.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu
Bà bầu nên ăn gì trong tháng thứ nhất?
Mẹ bầu nên ăn gì trong giai đoạn này? Giai đoạn đầu mang thai là giai đoạn khó khăn nhất của bà bầu vì chưa quen với sự có mặt của bé. Do đó, mẹ thường có biểu hiện mệt mỏi, khó chịu và chán ăn. Chính vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung những dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là những thực phẩm giàu protein và sắt.
Thịt bò:
- Rau má nấu thịt bò viên
- Thịt bò cuộn rau củ
- Súp khoai tây ham thịt bò
- Nui xào thịt bò
Thịt lợn:
- Thịt lợn xào hành ớt
- Thịt lợn sốt cam
- Thịt heo chiên muối ớt
- Thịt heo chua ngọt
Thịt gia cầm (Đối với thịt gia cầm, thịt đùi chứa nhiều chất sắt hơn phần thịt ở lườn):
- Đùi gà xốt tiêu
- Đùi gà tẩm xì dầu quế hồi
- Thịt gà viên sốt chua ngọt
- Thịt gà xào rau củ
- Cá và các động vật thân mềm (sò, trai…)
- Cá hoi xốt dứa
- Cá điêu hồng nướng nấm
- Cá chim chua ngọt
- Nghêu sò cho bà bầu
- Sò mai nướng mỡ hành
Bà bầu nên ăn gì trong tháng thứ hai?
Thời gian này, cơ thể thai phụ có nhiều thay đổi như: dừng vòng kinh, đau đầu, chóng mặt, hoặc kèm theo nôn nhiều, núm vú và những vùng xung quanh hơi có cảm giác đau.
Những thực phẩm dễ tiêu hóa sẽ là sự lựa chọn dành cho bà bầu. Một số thực phẩm tốt cho bà bầu như:
- Bánh mỳ, cháo, nước hoa quả, mật ong…
- Cháo cá kim châm
- Bánh thịt nướng
- Sinh tố mít
- Sinh tố đu đủ
Bà bầu nên ăn gì trong tháng thứ ba?
Tháng thứ ba thích hợp với việc ăn canh gà trống và ăn nhiều các loại thịt, cá, trứng và các loại đậu.
- Canh đậu quả nấu sườn
- Salat ngô và đậu
- Đậu bắp xào tôm tươi
- Gà cuộn trứng muối
- Trứng cá cuộn rong biển hấp
Bà bầu khám thai trong 03 tháng đầu như thế nào?
Khám thai lần đầu khi nào?
Theo các chuyên gia khoa sản: “Ngay khi nghi ngờ mình có thai với các dấu hiệu như trễ kinh và dùng que thử thai thấy có hai vạch hồng, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Điều này giúp bạn chẩn đoán thai bình thường hay có vấn đề như nằm ngoài tử cung, không có tim thai… để có biện pháp xử lý. Lần khám này nên thực hiện trước khi thai kỳ được tám tuần.
Mẹ cần lưu ý rằng lần khám thai đầu tiên cực kỳ quan trọng, bởi vì bạn sẽ được bác sĩ thông báo tình trạng của thai nhi như tuổi thai, ngày dự sinh,… Đây cũng là giai đoạn dự sinh chính xác hơn những giai đoạn còn lại của thai kỳ.
Cần chuẩn bị gì cho lần khám đầu tiên?
Bạn nên chuẩn bị:
Viết tất cả những câu hỏi về các vấn đề bạn quan tâm và mang chúng theo khi đi khám. Đề cập tới tất cả những cảm xúc của bạn, những lo lắng, băn khoăn, tất cả những vấn đề nhỏ nhặt nhất để được sự giải đáp của bác sỹ.
Bạn cũng nên mang theo những đơn thuốc bạn đang uống, bao gồm cả những đơn thuốc sử dụng vitamin tổng hợp. Bác sỹ sẽ khuyên bạn có nên tiếp tục dùng hay không, dùng thế nào an toàn.
Nhìn lại lịch và ghi chú ngày đầu tiên bạn có kinh lần cuối là khi nào. Bác sỹ sẽ căn cứ vào đó đê ước lượng độ tuổi thai nhi. Nếu bạn quên, hoặc bạn không có kinh nguyệt thường xuyên thì bác sỹ sẽ siêu âm và biết được thai nhi đang trong giai đoạn nào.
Dành thời gian để xem lại tiền sử bệnh tật của gia đình và chồng bạn. Nếu bạn nghi ngờ người nào trong gia đình có tiền sử bệnh thần kinh, bệnh di truyền thì nên kiểm tra lại thông tin đó để bác sỹ sẽ có biện pháp hướng dẫn bạn kịp thời.
Nên hỏi bác sĩ những vấn đề gì trong lần khám đầu tiên?
Bạn có thể hỏi bác sĩ một số vấn đề như:
Tôi nên ăn loại thực phẩm nào và cần tránh loại nào? Tôi có thể đi du lịch vào lúc này không? Tùy tình trạng sức khỏe của bạn và thai nhi, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn những điều nên làm.
Quan hệ vợ chồng trong lúc mang thai cần sự nhẹ nhàng và đúng tư thế. Nếu cảm thấy lo lắng, bạn đừng ngại hỏi bác sĩ để được tư vấn cách quan hệ đảm bảo an toàn cho bạn và thai nhi.
Trong lần khám đầu tiên, bác sĩ có thể hỏi lại bạn những gì?
Trong lần khám đầu tiên, bạn cần chuẩn bị thông tin để trả lời một số câu hỏi của bác sĩ như:
Bạn có triệu chứng hay vấn đề gì bất thường kể từ kỳ kinh nguyệt cuối hay từng có vấn đề gì về sản phụ khoa không?
Đây là lần mang thai thứ mấy? Nếu là lần thứ hai, bác sĩ sẽ hỏi bạn lần mang thai trước có gặp vấn đề như bỏ thai, sẩy thai không? Lần trước sinh thường hay mổ?
Bạn có bệnh mãn tính nào không? Bạn dùng thuốc gì để chữa bệnh?
Bạn có uống thuốc, thực phẩm chức năng nào trước khi mang thai?
Gia đình bạn có người nào bị bệnh hiểm nghèo có khả năng lây hoặc di truyền không?
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu chắc chắn không thể thiếu “sự góp mặt” của các loại sữa tốt cho bà bầu. Với những dưỡng chất quan trọng và thiết yếu như chất sắt, chất xơ, axit Folic, DHA, Cholin, chất béo…, sữa bầu sẽ đóng vai trò lớn trong việc tăng cường sức khỏe của mẹ và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
Một số thương hiệu sữa bầu có uy tín về chất lượng trên thị trường hiện nay như Vinamilk, Anmum,… sẽ phù hợp với sự lựa chọn của mẹ. Mẹ có thể tham khảo thêm những thông tin chi tiết và chọn cho mình dòng sữa phù hợp nhất, mẹ nhé!