Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ giai đoạn 6 – 12 tháng

Trong khi trẻ đang bước vào giai đoạn mọc răng và đứng dậy, sương và răng đều phải canxi hóa do vậy phải bổ sung 1 lượng thích hợp canxi. Cũng cần bổ sung vitamin D để thúc đẩy hấp thụ canxi và cốt hóa cho xương. Nếu điều kiện thời tiết cho phép nên cho trẻ ra ngoài tắm nắng để tổng hợp vitamin D3. Thúc đẩy hấp thụ Ca. món ăn: nên cho trẻ ăn thường xuyên ăn đậu phụ trộn tương vừng và các thứ có Ca.

Trẻ trong giai đoạn này rất dễ mắc chứng thiếu Fe trong máu. Hãy cho trẻ ăn nhiều thức ăn động vật dễ hấp thụ và chứa nhiều huyết sắc tố Fe như: gan, tiết, thịt nạc màu hồng… Tốt nhất nên có 2 lần kiểm tra huyết sắc tố và tế bào máu. Nếu huyết sắc tố là 11g/100ml, tế bào máu là 34% chứng tỏ là thức ăn có đủ chất theo nhu cầu, nếu thấp hơn phải hỏi ý kiến bác sĩ và phải cho uống thuốc Fe.

Cần cho trẻ ăn thêm rau xanh và hoa quả để cung cấp thêm vitamin, caroten, muối vô cơ, các loại chất xơ,còn có acid hữu cơ chất thơm và sắc tố. Ngoài ra còn có các nguyên tố vi lượng như: Na, K, Ca, Mg…Có thể điều hòa độ acid do các thức ăn phát sinh ra nhằm duy trì độ pH cho cơ thể.

Trong các loại rau, rau xanh sẫm, cà rốt, cà chua tươi, đều là món ăn trẻ em thích nhất.

Người ta thường dùng những loại thức ăn sau đây:

* Nước rau luộc: cách làm

Khoai tây(hay các thứ khoai khác) 400g, rau tươi(rau muống, rau ngót, carot, bầu bí…) 100g, muối 5g cho vào 1 lít nước đun sôi cho thật nhừ, nghiền kỹ, lọc lấy nước. Nước rau luộc có nhiều muối khoáng, nhiều vitamin B, C, kích thích mạnh sự bài tiết dịch vị. Nước rau dùng để pha sữa, nấu bột, làm súp rau.

* Súp rau: Lấy 200ml nước luộc rau làm theo như trên, cho vào một thìa súp bột(9g) nấu thật chín, sau đó lấy một thìa khoai nghiền kỹ và một thìa nhỏ rau tươi nghiền kỹ trộn vào nước rau với 2g muối, 4ml nước mắm. Ngoài ra cho thêm vào súp 1 thìa café sữa hộp hoặc một lòng đỏ trứng gà hoặc 20-30g thịt.

* Rau nghiền, khoai nghiền: rau tươi(carot, rau xanh…) 100g, khoai 100g, bơ hoặc dầu 5g, nước rau 200g, nươc mắm 5ml. nghiền kỹ các thức ăn này rồi cho vào nước rau đun sôi sau đó cho thêm thịt trứng.

Có thể cho ăn thêm nấm hương khô,nấm tươi, nấm rơm có mùi vị thơm ngon thúc đẩy ăn uống. Các loại nấm chứa nhiều thể đường,có tác dụng chống ung thư,tăng độ miễn dịch, loại trừ chất lạ, một số có giá trị về dược lý.

Trong giai đoạn này mỗi ngày nhất thiết phải được ăn đủ 600ml sữa bò hay sữa bột. Tuy đã được ăn bữa phụ, nhưng khả năng tiêu hóa của tràng vị còn chưa thích ứng, phải thải ra một phần theo phân.Với trẻ, lúc này cũng phải nhờ vào sữa bởi vì sữa còn có canxi dễ hấp thụ mà các thứ khác không thể có được, cho nên trong thực đơn phải có thời gian ăn sữa (3 lần vào sáng sau giờ ngủ trưa,trước giờ ngủ tối). Nếu mỗi lần ăn không hết 200ml có thể cho ăn bánh sữa, hấp cháo sữa…tóm lại sao cho trẻ ăn hết là được.

Khi trẻ đã có nhiều kinh nghiệm ăn uống hơn, ta có thể tăng cường thêm những thực phẩm cắt miếng được nấu mềm. Ở thời điểm 7 – 9 tháng, bé đã sẵn sàng với các món ăn cần tới khả năng gặm.

Một số món ăn dễ gặm và tốt cho tiêu hóa ở thời điểm này bao gồm: bánh mỳ, bánh bao, chuối chín, dưa thơm, cà rốt luộc chín, khoai lang…Khi ngậm nhai như vậy, dịch bọt được tiết ra đồng thời thức ăn rắn lại có thể thúc đẩy răng mọc. Nếu trẻ không được tập dược mà chỉ ăn bột, thì chức năng nhai sẽ mất đi, không được rèn luyện, ảnh hưởng đến phát triển cơ thể. Khi cho trẻ ăn, phải cho người lớn theo dõi, không được để bé một mình với các món ăn này đề phòng nguy cơ bé bị hóc, ngẹn hay nhét bánh vào mắt, mũi…gây nguy hiểm.

Share This
COMMENTS
Comments are closed