Giải đáp thắc mắc: Bé bị tiêu chảy nên ăn gì và mẹ cần làm gì?
Bệnh tiêu chảy là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ. Những vấn đề mẹ thường quan tâm là “Bé bị tiêu chảy nên ăn gì?” và “Bé bị tiêu chảy mẹ nên làm gì?”. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những kiến thức về bệnh tiêu chảy và cách giải quyết căn bệnh phổ biến và thường gặp này ở trẻ.
Bệnh tiêu chảy là gì?
Tiêu chảy tức là thay đổi hình dạng phân và số lần đại tiện tăng.
Bệnh tiêu chảy là một tổ hợp bệnh do nhiều nguyên nhân, nhiều nhân tố tạo thành trong đó biểu hiện chủ yếu là tiêu chảy.
Những yếu tố khiến trẻ dễ mắc bệnh
. Hệ tiêu hóa của trẻ phát triển chưa hoàn thiện
. Chức năng bảo vệ cơ thể của hệ tiêu hóa còn kém
. Trẻ ăn sữa bột với trẻ ăn sữa mẹ
Trẻ đi phân lỏng có phải là tiêu chảy không?
Rất nhiều cha mẹ khi thấy con mình đi phân lỏng đều nghĩ là tiêu chảy, nhưng sự thực không hẳn là như vậy.
Tiêu chảy là một nhóm bệnh thường gặp ở trẻ em, do nhiều mầm bệnh, nhiều nguyên nhân gây nên, dẫn đến hai đặc điểm là số lần đại tiện tăng và hình dạng phân thay đổi. “Đi lỏng” và “đi nhiều” là đặc điểm của tiêu chảy. Chẩn đoán bệnh tiêu chảy không căn cứ trên số lần đại tiện mỗi ngày và hình dạng của phân mà căn cứ trên số lần đại tiện tăng và tình trạng thay đổi của hình dạng phân.
Rất nhiều trẻ bú sữa mẹ đi ngoài phân lỏng, số lần đi ngoài nhiều, nhưng không phải là tiêu chảy. Một trẻ bú mẹ bình thường có thể đi ngoài từ 6 – 12 lần một ngày, cũng có thể 3 – 4 ngày đi ngoài một lần. Nếu trẻ ăn uống bình thường, tăng trưởng bình thường, kết quả xét nghiệm phân bình thường thì việc đại tiện của bé cũng hoàn toàn bình thường. Bởi vì trong sữa mẹ có chứa chất xơ hòa tan – Oligosaccharide, có tác dụng “nhuận tràng”, cộng thêm trong đường ruột của trẻ ăn sữa mẹ có lợi khuẩn Bifidobacterium, nên đa phần trẻ ăn sữa mẹ đều đi phân lỏng, số lần nhiều.
Nhưng đây chắc chắn không phải là khuyết điểm của sữa mẹ. Sữa mẹ không chỉ đảm bảo cho con trẻ có đường ruột mạnh khỏe, mà còn đảm bảo cho hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ ngày càng hoàn thiện.
Nếu trẻ bị tiêu chảy, thì ngoài việc đi lỏng, đi nhiều, trẻ còn quấy khóc, kém ăn, ngủ không ngon giấc kèm các triệu chứng khó chịu khác, ảnh hưởng cả đến việc tăng cân của trẻ. Các cha mẹ không nên chỉ căn cứ vào việc trẻ đi phân lỏng mà cho rằng trẻ bị tiêu chảy.
Bé bị tiêu chảy mẹ nên làm gì?
Khi trẻ bị tiêu chảy, việc cha mẹ cần làm đầu tiên là lấy một ít mẫu phân cho vào lọ thủy tinh nhỏ hoặc cho vào màng bọc thực phẩm rồi đem đến bệnh viện làm xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây tiêu chảy. Trước khi xác định được nguyên nhân tiêu chảy, không tùy tiện phán đoán, không tùy tiện cho trẻ uống thuốc.
Nếu trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ nhất thiết phải chú ý theo dõi mấy việc sau để phối hợp với quá trình khám chữa bệnh của bác sĩ:
1. Trước khi tiêu chảy có biểu hiện khó chịu không, có nôn không;
2. Số lần, màu sắc, hình dạng của phân khi tiêu chảy;
3. Lượng nước tiểu và thời gian giữa những lần đi tiểu, nhất là lần đi tiểu cuối cùng trước khi đi khám;
4. Để đề phòng mất nước, có thể cho trẻ uống một lượng nhỏ nước muối đường loãng, uống làm nhiều lần, nếu trong vòng 4 tiếng trẻ không đi tiểu, thì phải đến bệnh viện truyền dịch;
5. Thân nhiệt vượt quá 38.5°C;
6. Khi lấy mẫu phân cho vào lọ nhỏ, hộp nhỏ hoặc màng bọc thực phẩm, phải đưa đến bệnh viện kiểm tra trong vòng 2 tiếng, ngoài các xét nghiệm phân thường quy, còn cần phải xét nghiệm kháng nguyên virus Rota, sau đó tùy theo tình hình mà có cấy phân tìm vi khuẩn hay không.
Không chỉ khi tiêu chảy, nếu trẻ đi ngoài bất thường, như đi lỏng, đi ra nước, phân có chất nhầy hay máu… cha mẹ đều phải lấy phần bất thường nhất trong phân của trẻ cho vào lọ nhựa nhỏ hoặc màng bọc thực phẩm rồi đưa đến bệnh viện trong vòng 2 tiếng. Các hạng mục kiểm tra bao gồm các xét nghiệm phân thường quy (đặc tính phân, số lượng hồng cầu và bạch cầu quan sát được dưới kính hiểm vi, số lượng vi khuẩn) cộng thêm phân dính máu, kháng nguyên virus Rota…
Khi nào cần đưa trẻ bị tiêu chảy đi khám bác sĩ?
Tiêu chảy rất dễ dẫn đến mất nước, vì thế khi trẻ tiêu chảy, chúng tôi kiến nghị cho trẻ uống nước có chất điện giải, có thể phòng ngừa chứng mất nước do tiêu chảy.
Nhưng, nếu sau khi bị tiêu chảy, xảy ra hai tình huống sau thì dứt khoát phải cho trẻ đi bác sĩ:
1. Tình trạng bệnh rất nghiêm trọng như sốt cao, tinh thần kém, nôn nhiều.
2. Trẻ xuất hiện những triệu chứng mất nước.
Nếu trong vòng 4 tiếng liên tục trẻ không đi tiểu, niêm mạc miệng khô, trẻ khóc không có nước mắt… đó đều là những biểu hiện thời kỳ đầu của mất nước.
Khi gặp tình trạng này, phải lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để tiến hành các liệu pháp bù nước, nếu không, bệnh tình sẽ ngày càng trầm trọng.
Hy vọng với những kiến thức được chia sẻ ở trên, những bà mẹ đang có con nhỏ, đặc biệt là những bà mẹ trẻ sẽ không còn lo lắng và bận tâm về những vấn đề “Bé bị tiêu chảy nên ăn gì?” và “Bé bị tiêu chảy mẹ nên làm gì?” nữa.
Tham khảo thêm các bài viết về bệnh tiêu chảy của trẻ tại đây.