Làm thế nào để giúp con phát triển vốn từ vựng?

Thường xuyên trò chuyện với con. Học ngôn ngữ và gia tăng vốn từ bằng cách lắng nghe mọi người xung quanh nói chuyện hoặc đối thoại với nhau rất có lợi cho trẻ. Nghe người khác nói càng nhiều thì ngôn ngữ cá nhân của trẻ càng phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, có nhiều phương thức sáng tạo lý thú không những làm tăng vốn từ của trẻ mà còn củng cố được các mối quan hệ và tăng thêm niềm hạnh phúc trong gia đình.

Gây chú ý: Nên dán lên tủ quần áo, tủ lạnh hay ở những chỗ dễ nhìn những tờ giấy ghi chú những từ hay hoặc có thể vẽ hình minh họa cho các từ đó nếu cần để làm tăng vốn từ của trẻ. Trong khi ăn, có thể dùng những từ đó để nói chuyện.

Đọc lớn tiếng: Dĩ nhiên, bạn đã từng đọc lớn tiếng cho con bạn nghe hồi cháu mới sinh, nên đọc cho con nghe loại sách có nhiều nhân vật và sự kiện, dành thời gian thảo luận và chỉ cho con biết những từ mới.

Trò chuyện: Dành thời gian chỉ bảo và nói chuyện cho cháu nghe mỗi khi gia đình quây quần bên nhau. Mỗi khi đi đâu về, cố thu thập về vài món đồ vật cho trẻ. Hãy cho trẻ khoảng trống để kể về những đồ vật đặc biệt mà trẻ ưa thích, những đồ vật đó có tác dụng chia sẻ thông tin và kinh nghiệm cho trẻ. Khi cho từ mới, bạn nên tránh những từ tuy ngắn nhưng lại có những chữ cái giống nhau nhiều quá dễ gây nhầm lẫn. Các em có thể nhớ được những từ dài miễn là không trùng lặp nhiều.

Để phát triển vốn từ của trẻ, đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của trò chuyện về trao đổi thông tin.

Sử dụng những từ khác nhau để miêu tả: Nên dùng những từ miêu tả phù hợp với mỗi vật như: ngủ ngon, áo đẹp, búp bê dễ thương v.v. Khi đến một cửa hàng tự chọn để mua một cái khăn quàng cổ, hãy nói về loại khăn quàng cổ. Khi đến nhà kính chọn mua cây mới để trồng trong vườn, hãy nói cho con nghe về những loại cây mới đó. Khi làm một món ăn mới, hãy nói chuyện về cái chảo, dầu đậu phộng, xì dầu, các loại đậu, v.v.

Trẻ khiếm thính có thể nghe, nói nếu sớm đeo máy trợ thính: Việc đeo máy trợ thính sớm giúp trẻ nghe, hiểu và phát triển được các kỹ năng giao tiếp thông thường. Nhờ đó, trẻ điếc có thể theo học cùng lớp với trẻ bình thường với các điều kiện: chỗ ngồi gần giáo viên, nhìn được khẩu hình giáo viên, gia đình hợp tác tốt với giáo viên. Kết luận này được đưa ra trong Hội nghị quốc gia Can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính, được tổ chức tại Đại học Sư phạm Hà Nội. Hội nghị cũng cho biết, dự án Hỗ trợ và phát triển can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính Việt Nam đã được tiến hành gần 3 năm nay, do Hà Lan tài trợ.

 

Share This
COMMENTS
Comments are closed