Mẹ không còn lo trẻ suy dinh dưỡng ăn gì để tăng cân
Ắt hẳn các bà mẹ đều lo sợ con mình biếng ăn, suy dinh dưỡng bởi mẹ nào mà không muốn con mau ăn chóng lớn. Chính vì vậy, câu hỏi “Trẻ suy dinh dưỡng ăn gì để tăng cân?” vẫn luôn là câu hỏi được các bà mẹ quan tâm nhất.
Một số kiến thức cơ bản về dinh dưỡng cho trẻ nhỏ
Dinh dưỡng là vật chất cơ bản cấu thành nên cơ thể con người. Để duy trì sự sống và bảo đảm hoạt động bình thường, con người cần hấp thụ các vật chất từ thế giới bên ngoài như đường, protein, muối vô cơ… những vật chất đó gọi là chất dinh dưỡng.
Con người từ lúc sinh ra đến khi qua đời cần không ngừng hấp thụ các chất dinh dưỡng. Trẻ nhỏ khác với người lớn, ngoài nhu cầu về chất dinh dưỡng để duy trì sự sống và hoạt động sinh lí ra, trẻ còn cần bảo đảm nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Vì vậy, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em cao hơn rất nhiều so với người lớn.
Chất dinh dưỡng chủ yếu để duy trì sự sinh trưởng, phát triển, chức năng sinh lí của cơ thể gồm có: protein, lipid, đường, muối vô cơ, vitamin và nước. Trong đó, protein, lipid và đường khi trao đổi trong cơ thể có thể giải phóng năng lượng cần thiết cho sự sống.
Muối vô cơ gồm các nguyên tố can-xi, ma-giê, ka-li, phốt-pho, lưu huỳnh, clo có hàm lượng khá lớn trong cơ thể; và các nguyên tố vi lượng như sắt, đồng, i-ốt, kẽm, flo, selen có hàm lượng rất thấp. Vitamin bao gồm vitamin tan trong chất béo như vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K; vitamin tan trong nước như vitamin gốc B (vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, vitamin B12, vitamin PP, acid folic) và vitamin C.
Trẻ suy dinh dưỡng ăn gì để tăng cân? Những dưỡng chất nào cần thiết cho bé?
Dinh dưỡng của protein động vật và thực vật
Giá trị dinh dưỡng của protein phụ thuộc vào chủng loại, số lượng và tỉ lệ giữa các acid amin, nếu nó gần với lượng protein trong các tổ chức cơ quan của cơ thể thì mang giá trị dinh dưỡng cao, gọi là protein ưu chất như trứng gà, sữa, đậu đỗ…
Protein thực vật trong các loại ngũ cốc ít và sự cấu thành acid amin cũng không cân bằng, vì vậy giá trị dinh dưỡng protein tương đôi thấp. Nhìn chung, protein động vật luôn có giá trị dinh dưỡng cao hơn protein thực vật.
Các nguồn thực phẩm chứa protein
Nguồn thực phẩm chứa protein chủ yếu phân thành hai loại: Một loại là protein động vật có trong thịt lợn nạc, thịt bò, cá, tôm, sữa, trứng, các loại chim, gà…; một loại là protein thực vật có trong đậu đỗ, ngũ cốc, quả hạch (như lạc, hạt đào)…
Thực phẩm hỗ hợp có thể bổ sung dinh dưỡng
Hằng ngày, để nâng cao giá trị dinh dưỡng trong bữa ăn, chúng ta thường dùng cá, thịt, ngũ cốc, đậu đỗ để phát huy tác dụng bổ sung protein.
Thành phần các acid amin cấu thành nên protein trong các loại thực phẩm không giống nhau, vì vậy giá trị dinh dưỡng cũng khác nhau. Thông thường, nếu trong protein có đủ tám loại acid amin cần thiết thì gọi là protein hoàn chỉnh, không đủ tám loại acid amin thì gọi là protein không hoàn chỉnh.
Nói chung, việc phối hợp các loại thực phẩm có thể đáp ứng đủ nhu cầu acid amin cho cơ thể, đặc biệt là các acid amin cần thiết, nâng cao giá trị dinh dưỡng, đó chính là tác dụng bổ sung của protein.
Ví dụ, lượng acid amin trong ngũ cốc ít mà lượng lysine trong các loại đậu đỗ lại nhiều, cùng ăn ngũ cốc, gạo và đậu đỗ có thể nâng cao giá trị dinh dưỡng. Ăn riêng đậu tương, kê và ngô thì giá trị sinh học tương ứng là 64, 57 và 60. Nếu ăn cả đậu tương và ngô thì có thể nâng cao giá trị đến 76.
Những thực phẩm có hàm lượng lipid cao
Trong bữa ăn hàng ngày, lipid được cung cấp chủ yếu từ mỡ động vật và những loại thực vật cỏ hàm lượng dầu phong phú. Những thực phẩm có hàm lượng lipid cao gồm có thịt lợn, mỡ lợn, dầu thực vật, hạch đào, hạt hướng dương, lạc, hạt thông… Nguồn cung lipid từ thực vật (trừ dầu cọ) đều giàu acid béo và không bão hoà, đặc biệt đều có hàm lượng oleic cao và chứa nhiều vitamin E. Lipid từ động vật – ngoài một vài loại hải sản ra – đều chứa lượng lớn acid béo bão hoà và cholesterol.
Carbohydrate chủ yếu tồn tại trong những loại thực phẩm nào
Carbohydrate phân bố rộng khắp trong giới tự nhiên, nhưng carbohydrate cần thiết cho cơ thể con người chủ yếu được lấy từ các thực phẩm có nguồn gốc thực vật như gạo, miến, ngũ cốc, các loại củ, trái cây, mật ong… chúng chứa hàm lượng carbohydrate phong phú.
Trong thực phẩm động vật chỉ có nội tạng chứa glycogen, thực phẩm từ sữa chứa lactose, các loại khác chứa hàm lượng rất ít. Trong cuộc sống hàng ngày, carbohydrate chất lượng tốt đa phần lấy từ các thực phẩm có nguồn gốc thực vật như bánh mì đen, ngũ cốc chưa xát vỏ cám, trái cây tươi và nước hoa quả.
Ngoài ra bạn cũng nên bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bằng cách duy trì việc uống sữa của bé. Hiện nay các dòng sữa Dielac Grow, Optimum hay Dielac Alpha của Vinamilk đều có thể dùng để hỗ trợ giúp mẹ trả lời câu hỏi “Trẻ suy dinh dưỡng ăn gì để tăng cân?” .
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cung cấp thêm cho bé nguồn dinh dưỡng từ rau củ quả để bổ sung vitamin và chất xơ giúp bé hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
2 món cháo giúp mẹ giải quyết vấn đề “Trẻ suy dinh dưỡng ăn gì để tăng cân?”
Cháo thịt bò
Nguyên liệu:
+ Thịt bò thăn: 100g
+ Bí đỏ: 100g
+ Gạo: 100g
+ Nước mắm ngon, dầu ăn
Cách chế biến:
Thịt bò rửa sạch, thái mỏng, băm nhuyễn.
Bí gọt vỏ, rửa sạch, ninh nhừ, đem tán nhuyễn.
Gạo vo sạch cho vào nồi nấu nhừ.
Khi cháo được, ta cho thịt bò vào khuấy nhanh tay, sau đó cho tiếp bí đỏ vào, nêm nước mắm, dầu ăn một lượng vừa đủ, rồi bắc xuống.
Cháo trứng cút
Nguyên liệu:
+ Gạo ngon: 50g
+ Ngô hạt (non): 20g
+ Mồng tơi: 50g
+ Trứng cút: 3 quả
+ Nước mắm ngon, dầu ăn
Cách chế biến:
Ngô hạt hấp chín tán nhuyễn.
Gạo vo sạch ninh nhừ thành cháo.
Mồng tơi nhặt lấy phần ngọn và lá non rửa sạch, thái nhỏ.
Trứng cút đập vào bát, đánh tan.
Khi cháo đã nhuyễn ta cho trứng vào từ từ, khuấy nhanh tay. Sau đó cho tiếp ngô và mồng tơi vào nấu chín, nêm nước mắm, dầu ăn một lượng vừa đủ là được.
Hi vọng các bà mẹ sẽ không còn nỗi lo lắng về vấn đề trẻ suy dinh dưỡng ăn gì để tăng cân thông qua bài viết này.