Mẹo chăm sóc trẻ trong giai đoạn 4 – 6 tháng tuổi
Giai đoạn từ 4 – 6 tháng tuổi, các bé đã dần lớn thêm chút nữa. Vì thế mà cách chăm sóc con cũng thay đổi dần theo lứa tuổi. Bài viết này sẽ chia sẻ quy trình chăm sóc con hợp lý cho các bà mẹ có con trong độ tuổi này. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Những thay đổi ở bé
Nhận thức của con lúc này đã được cải thiện và con tương tác với thế giới xung quanh nhiều hơn so với vài tháng trước đây. Hãy nhớ rằng trẻ phát triển từ đầu xuống, trước tiên là kiểm soát được miệng, sau đó là cổ, cột sống, cánh tay, bàn tay và cuối cùng mới là chân và bàn chân. Ở giai đoạn này, con có thể dễ dàng giữ được đầu và đã bắt đầu biết nắm đồ. Con cũng đang học, hoặc đã có thể lẫy được. Con có thể ngồi thẳng với sự giúp đỡ của bạn, vì thế, góc nhìn của con cũng thay đổi. Con cũng ý thức tốt hơn về nếp sinh hoạt và các chu kỳ. Con phát triển khả năng phân biệt âm thanh bắt nguồn từ đâu và xác định nguyên nhân hệ quả, vì thế con hứng thú với những món đồ chơi có thể di chuyển được và phản ứng lại nếu con chạm vào. Trí nhớ của con cũng tốt hơn.
2. Chăm con theo nguyên tắt 4/4
Vì con đang trong quá trình phát triển, nên nếp sinh hoạt hàng ngày của con bạn cũng cần phải thay đổi – thành nguyên tắc vàng “4/4”, có nghĩa là “4 tháng, các hoạt động ăn-chơi-ngủ của con đều cách nhau 4 tiếng”.
Thời điểm này, hầu hết các em bé đều đã sẵn sàng để chuyển từ nếp sinh hoạt 3 tiếng sang nếp sinh hoạt 4 tiếng. Điều đó có nghĩa là ban ngày con bạn có thể chơi trong một khoảng thời gian dài hơn, và ban đêm ngủ liền mạch hơn. Dù trẻ đã quen với việc tỉnh dậy vào buổi sáng vì muốn được ăn, nhưng giờ hầu hết những lần trẻ tỉnh dậy đều chỉ vì thói quen, theo đồng hồ sinh học của trẻ, chứ không phải vì đói nữa.
Khi được để một mình, nhiều em bé sẽ thức dậy trong khoảng từ 4 đến 6 giờ sáng, “nói chuyện” một mình và chơi một lúc, sau đó lại lăn ra ngủ. Sẽ là như thế, nếu cha mẹ không vội vào can thiệp. Việc cha mẹ vội vàng vào can thiệp khi nghĩ con tỉnh dậy chính là khởi đầu thường gặp của thói nuôi dậy con ngẫu hứng – tuỳ tiện.
Con ăn cũng năng suất hơn, việc bú sữa có thể chỉ mất khoảng 20 đến 30 phút. Như vậy, nếu tính cả thời gian thay tã/ bỉm thì việc ăn tối đa cũng chỉ mất 45 phút. Nhưng vận động thì khác: Giờ trẻ có thể thức lâu hơn, thường là khoảng 1,5 tiếng khi 4 tháng tuổi và 2 tiếng khi 6 tháng tuổi. Nhiều trẻ ngủ một giấc 2 tiếng vào buổi sáng, nhưng ngay cả khi con bạn mới dậy được có 1,5 tiếng, lúc này bé thức thêm nửa tiếng trong khi bạn chuẩn bị mọi thứ cho bữa ăn tiếp theo của con. Khoảng 2 giờ hoặc 2,5 giờ sau đó, trẻ sẽ muốn ngủ một giấc nữa, và thường thì giấc ngủ này sẽ kéo dài 1,5 tiếng. Mẹ có thể bỏ một bữa ăn vì con đã ăn nhiều hơn mỗi lần, chuyển từ ngủ 3 giấc thành ngủ 2 giấc, và từ đó kéo dài thời gian thức của con.
Trên đây là những thay đổi của con trong giai đoạn 4-6 tháng tuổi. Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo thêm tại đây một số phương pháp khác giúp nuôi con khỏe mạnh.