NẾU TRẺ BỊ NGẤT HAY NGÃ XUỐNG NƯỚC, ĐIỀU ĐẦU TIÊN CẦN LÀM LÀ GÌ
Khi vớt cháu bé bị ngã xuống nước lên, nếu cháu không còn thở thì chưa nên cố gắng làm cho nước ra khỏi phổi mà phải làm ngay động tác cấp cứu hà hơi thổi ngạt đã. Nếu kịp thời, cháu có thể thở lại ngay nên đưa ngay cháu tới bệnh viện.
Nếu tim cháu ngừng đập, thì trong khi một người thực hiện hô hấp nhân tạo, một người khác thực hiện cách xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Trong trường hợp không có người phụ giúp, phải vừa làm hô hấp nhân tạo, vừa ấn tay theo nhịp thở lên xương ức, mỗi khi ta hà hơi vào miệng cháu.
Trong thời gian đó, nhờ người đi báo bác sĩ, hoặc gọi tổ cấp cứu người thường trực bên bãi biển v..v..
Để các cháu sau này chóng biết bơi, nên cho các cháu bé làm quen với nước từ nhỏ nhưng không được rời mắt khỏi Bé, dù chỉ cho Bé tắm trong chậu tắm ở nhà.
Khi cho cháu bé vào nước, phải cho từ từ nhất là sau khi vừa cho cháu phơi nắng.
CHỨNG NGẤT KHI XUỐNG NƯỚC
Có nhiều người – cả người lớn lẫn trẻ em vừa xuống nước hồ; ao, biển để tắm, bỗng ngất xỉu và bị chìm hoặc nước cuốn đi luôn. Nếu không được vớt ngay thì rất nguy tới. tính mạng. Nguyên nhân của hiện tượng này chưa được xác định nhưng người ta cho rằng đó là do cơ thể những người đó không chịu được sự thay đổi nhiệt độ giữa không khí và nước.
Bởi vậy, chúng ta không nên tắm nắng lâu quá trước khi xuống nước. Và, khi xuống nước, nên xuống từ từ để khỏi gây những cảm giác đột ngột về nhiệt độ, nhất là đối với trẻ em.