Những cách chế biến thức ăn và sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng dưới 1 tuổi
Ba mẹ nào cũng mong muốn con mình sinh ra được khỏe mạnh, nhưng nếu không may trẻ sinh thiếu tháng hoặc chậm tăng cân thì phải làm sao? Dưới đây là những cách chế biến thức ăn và sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng dưới 1 tuổi để giúp ba mẹ cải thiện cân nặng cho bé.
1. Cách chọn lựa thực phẩm cho bé
Hiện nay, hầu hết những thực phẩm dành cho trẻ bày bán trên thị trường đều trải qua nhiều khâu chế biến ở nhiệt độ rất cao, sau đó làm nguội nhanh để có thể lưu trữ trong thời gian rất lâu (thường là 2 năm), vì vậy, các loại thực phẩm này mất khá nhiều hương vị ban đầu cùng các chất dinh dưỡng quan trọng. Nếu tự tay làm món ăn cho trẻ tại nhà, thì bạn có thể chủ động chọn lựa những nguyên vật liệu tươi ngon, cũng như việc chế biến không làm mất nhiều chất dinh dưỡng và không dùng nhủng chất phụ gia có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, bạn còn có thể linh động chọn lựa và thay đổi các món ăn cho phù hợp với khẩu vị của trẻ.
Khi trẻ bước vào giai đoạn từ 4 – 5 tháng tuổi trở lên, bạn nên cho trẻ ăn các món hầm hoặc bột nghiền thật nhuyễn. Bạn nên dùng nhưng thực phẩm được chọn lựa cẩn thận, nguyên vật liệu rửa thật sạch, nhất là những thực phẩm tươi sống. Bởi vì, những hóa chất nhân tạo đôi khi vẫn còn bám trên bề mặt rau củ quả và có thể làm tổn thương cơ thể non yếu của trẻ. Khi sử dụng các thực phẩm tươi, bạn nên bỏ vỏ, lá già, phần bị sâu, rửa nhiều lần với nước lạnh, nếu cần thiết nên rửa bằng nước rửa rau quả.
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ (organic agriculture) dùng rất ít các chất kháng sinh, không dùng phân bón, thuốc trừ sâu, cũng như không bị lai tạo, cải tiến di truyền. Tuy nhiên, các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ngày càng ít hơn, do đó thường đắt hơn những sản phẩm cùng loại khác. Do không chứa chất bảo quản nên các sản phẩm này không thể bảo quản được lâu, điều này đòi hỏi các bà mẹ phải thường xuyên mua để có được loại tươi ngon.
Sản phẩm có sử dụng hóa chất không hoàn toàn bất lợi cho sức khỏe. Nhờ sự quản lý của pháp luật, nên liều lượng thuốc sử dụng và thời điểm sử dụng cho các loại cây trồng, vật nuôi là khá hợp lý. Đồng thời, hầu hết dư lượng thuốc trừ sâu khi thu hoạch chỉ còn lưu lại trên lớp vỏ bên ngoài hoặc trên lá, nên khi chế biến cho trẻ, các bà mẹ chỉ cần lột vỏ và bỏ bớt những lớp lá bên ngoài các loại rau củ, rửa thật kỹ và nấu chín.
2. Những cách chế biến món ăn cho bé
Việc chuẩn bị bữa ăn cho trẻ không nhất thiết phải tuân theo bất cứ lời khuyên đặc biệt nào, bạn có thể dành một phần thực phẩm, nguyên vật liệu chế biến món ăn cho cả nhà để chế biến món ăn cho trẻ. Bạn có thể thực hiện một số cách chế biến đơn giản, vừa tiết kiệm thời gian, vừa giữ được nhiều dưỡng chất và hợp khẩu vị của trẻ như sau:
– Hấp: Món ăn được chế biến bằng cách này sẽ giữ được hương vị và dưỡng chất, cũng như các chất kháng – oxid (antioxidants) – cần thiết khác. Cách chế biến này tốt hơn so với nấu chín trong nước hoặc trong lò vi ba vì có một số loại thực phẩm khi nấu ở nhiệt độ quá cao sẽ bị mất đi một lượng đáng kể các vitamin hòa tan trong nước như B hay c. Ví dụ, bông cải xanh brocoli bị mất 60% lượng vitamin C sau khi luộc trong khi hấp chỉ làm mất 20% lượng vitamin C.
– Nấu chín trong nước: Thực phẩm chế biến theo cách này có thể làm mất rất nhiều dưỡng chất. Do đó, nếu chế biến món ăn cho trẻ bằng cách này, bạn nên nấu ở mức vừa chín tới để món ăn không bị mất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Đặc biệt lưu ý là không nấu quá chín, hoặc bị cháy khê.
– Lò vi ba: Bạn nên hạn chế dùng lò vi ba để làm chín thức ăn cho trẻ, bởi vì sóng vi ba có thể phán hủy hầu hết các chất kháng-oxid hóa có trong các loại thực phẩm tươi, và không có lợi cho sức khỏe của trẻ.
– Nướng: Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm vì không mất nhiều thời gian, và có thể giữ lại được nhiều dưỡng chất cần thiết. Tuy nhiên, cách này chỉ thích hợp với một số loại như khoai tây, khoai lang hay bí đỏ,… Sau khi nướng chín, bóc vỏ và nghiền nhuyễn như một loại bột chế đặc, trẻ sẽ có được món ăn bổ dưỡng từ củ quả.
– Món ăn nghiền nhuyễn hỗn hợp: Một số loại trái cây, rau quả không cần nấu chín, hay các loại củ sau khi hấp, luộc đều có thể dùng cách nghiền nhuyễn hoặc xay nhuyễn để làm các món ăn cho trẻ. Cách này vừa nhanh, vừa dễ làm và món ăn không mất nhiều dưỡng chất.
Các loại củ quả như cà rốt, bí đỏ, củ cải, khoai tây, khoai lang… nấu chín mềm (có thể hấp, luộc hoặc nướng), vớt ra để nguội, bóc vỏ, rồi cho vào máy xay hoặc nghiền nhuyễn bằng rây. Nêu món ăn quá đặc, có thể thêm vào 1 – 2 thìa nước xúp. Để món ăn nghiền được thơm ngon và giàu dinh dưỡng hơn, bạn có thể cho thêm vào một ít sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng dưới 1 tuổi của Vinamilk để tăng thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho con.
Nếu nguyên liệu chế biến món ăn sau khi nghiền nhuyễn có nhiều chất xơ, bạn nên lọc qua một cái rây để loại bỏ bớt phần xơ. Bởi vì thức ăn có nhiều chất xơ sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa, và gây cản trở cho sự hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể trẻ trong giai đoạn này.
Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài ra, ba mẹ có thể tìm hiểu thêm tại đây những loại sữa dành cho trẻ từ 1 tuổi trở lên để chuẩn bị cho bước phát triển tiếp theo của con.