Phân biệt trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh và nôn trớ sinh lý

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những cơ thể non nớt nên khó mà chống chọi với bệnh tật từ môi trường bên ngoài. Thậm chí chứng trào ngược dạ dày vẫn có thể diễn ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết cho việc chống lại căn bệnh này ở trẻ nhỏ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh xảy ra khi thức ăn của trẻ đi ngược từ dạ dày lên thực quản, thay vì đi theo chiều tự nhiên từ thực quản xuống dạ dày. Trào ngược dạ dày thực quản khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, với biểu hiện là bé bị nôn, trớ hoặc ọc sữa sau khi được cho bú.

2. Thế nào là nôn trớ sinh lý và trào ngược dạ dày?

Nôn trớ sinh lý:

Đó là khi, bé chỉ bị nôn trớ ở mức độ thỉnh thoảng, hoặc chỉ trong một vài tuần đầu tiên sau khi sinh. Nguyên nhân là do hệ thống tiêu hóa của bé sơ sinh và trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện và hiện tượng có thể tự khỏi sau một vài tuần mà không cần bất cứ can thiệp nào.

Nôn trớ do trào ngược:

Đó là khi bé nôn trớ thường xuyên sau những cữ bú, những lần nôn này có thể trào nhẹ hoặc ào ra mạnh. Bé thường xuyên bứt rứt cáu kỉnh, khóc quấy liên tục (điều này chứng tỏ bé khó chịu trong người). Bé không muốn bú sữa nữa, bú ít hoặc phản ứng đẩy mẹ ra khi mẹ cho bú. Bé không ngủ sâu vào ban ngày và thường xuyên thức giấc vào ban đêm.

Những trường hợp nghiêm trọng hơn bao gồm:

– Bé tiếp tục bị trào ngược sau tháng đầu tiên.

– Bé bị sụt cân hoặc không tăng cân.

– Thường xuyên bị nhiễm trùng phổi.

– Nôn kèm máu.

– Gặp các vấn đề hô hấp như nghẹt thở, thở khò khè, tím tái.

Đây là những biểu hiện mẹ bắt buộc phải đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức, vì đó không còn là biểu hiện trào ngược đơn thuần sau vài tuần đầu.

Giúp trẻ thoát khỏi chứng trào ngược dạ dày để con ngủ ngon mỗi ngày

3. Nguyên nhân khiến trẻ bị trào ngược dạ dày và cách khắc phục

Dạ dày của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện. Giai đoạn này, dạ dày trẻ nằm ngang và cao hơn so với dạ dày  người lớn. Ngoài ra, các cơ thắt ở hai đầu dạ dày vốn chỉ mở ra khi có thức ăn đi qua và đóng kín lại khi dạ dày co bóp nhào trộn thức ăn lại hoạt động chưa ổn định, đôi lúc lẽ ra phải đóng kín thì nó lại hở ra khiến thức ăn trào ra và đi ngược lên trên.

Tư thế cho trẻ bú chưa đúng, nhất là khi mẹ nằm cho con bú, bé sẽ dễ nôn trớ hơn.

Dưới đây là một vài cách chăm sóc giúp giảm bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh:

– Mẹ nên cho trẻ bú, ăn đúng tư thế, đảm bảo núm ti có lỗ thoát sữa phù hợp với nhu cầu của bé, tránh sặc.

– Hạn chế cho bé vốn hay nôn trớ bú với tư thế nằm.

– Chia cữ ăn hoặc cữ bú thành nhiều bữa nhỏ, tránh để bé ăn quá no một bữa.

– Cho bé ợ hơi khi bú hết 1 bên ngực hoặc khoảng 50ml sữa.

– Ôm bé thẳng đứng 20-30 phút sau khi bú.

– Kê cao đầu bé khi ngủ.

– Và cuối cùng, đừng quên đưa bé đến bác sĩ khi thấy hiện tượng trào ngược diễn ra quá thường xuyên hoặc kéo dài trên 1 tháng kể từ lúc bé chào đời.

4. Một vài lưu ý về bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ

Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ dẫn đến nhiều nguy hiểm như ọc hay sặc sữa, thức ăn qua mũi, nôn ra máu. Trẻ có hiện tượng sợ bú, do vậy cân nặng của trẻ bị sụt hoặc khó có thể tăng cân.

Bên cạnh đó, chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh cũng khiến các bé mắc một số vấn đề về hô hấp như nghẹt thở, thở khò khè, tím tái thậm chí nguy hiểm hơn là ngưng thở.

Đặc biệt cần hết sức lưu ý cho những trường hợp sau:

– Khi trẻ bị nôn, không nên cho ăn lại ngay. Đợi một lúc cho bé đỡ mệt, rồi dùng nước ấm đánh sạch lưỡi hoặc cho trẻ súc miệng.

– Nên hút mũi cho trẻ khi bị sặc thức ăn, sữa lên mũi.

– Đối với những trẻ bị trào ngược, nên để bé ngủ nằm nghiêng, tránh trường hợp bé nôn trớ khi nằm ngửa dễ sặc lên mũi gây tắc đường thở.

Bên cạnh đó, nếu bé bị ọc sữa sinh lý thì nguyên nhân có thể là do trẻ bị ép bú quá no trong lần đầu thay đổi thực phẩm mới, xuất hiện sớm ngay sau bữa ăn hoặc trong lúc đang ăn, đang bú. Xảy ra kể cả khi bé không ăn/bú nhiều. Thường gặp khi trẻ thay đổi tư thế đột ngột. Xuất hiện muộn sau bữa ăn khá lâu. Số lần nôn trớ ít hoặc rất ít.

Nhiều nhất 1 lần/ngày. Không kéo dài nhiều tháng và không thường xuyên. Số lần nôn trớ nhiều, gần như ngày nào cũng 1-2 lần trở lên. Tình trạng kéo dài nhiều tháng nếu không được điều trị và gặp thường xuyên. Ngoài lúc bị nôn trớ, bé chơi đùa bình thường. Bé mệt mỏi, quấy khóc, khó chịu. Ngoài ra, bé trở nên sợ sữa, bỏ bữa hoặc từ chối khi mẹ cho bú, cho ăn bằng cách đẩy mẹ ra, uốn éo, khóc lóc…

Tham khảo thêm về bệnh nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại đây.

Share This
COMMENTS
Comments are closed