Sự khác nhau giữa các dòng sữa công thức? (Phần 2)

Các dòng sữa công thức có gì khác nhau, các mẹ hãy cùng tìm hiểu để chọn cho con sản phẩm tốt nhất nhé!

Protein

Sữa mẹ chứa khoảng 60% whey và 40% casein. Hầu hết các loại sữa công thức có hàm lượng protein tương tự. Các loại sữa khác có thể chứa 100% whey. Sữa công thức từ đậu nành có chứa protein isolate từ đậu nành. Một số thương hiệu sử dụng protein đậu nành thủy phân một phần để dễ tiêu hóa hơn. Đôi khi các protein trong các loại sữa công thức được thủy phân một phần, hoặc được cắt ngắn mạch. Các loại sữa công thức thủy phân một phần không phải là không gây dị ứng, đừng sử dụng loại sữa này nếu em bé của bạn bị dị ứng protein, hoặc thậm chí nếu bạn nghi ngờ bé có thể bị dị ứng. Tuy nhiên, so với sữa công thức tiêu chuẩn từ sữa bò, sữa công thức thủy phân một phần đã được chứng minh trong các nghiên cứu là có thể làm giảm viêm da dị ứng. Sữa công thức thủy phân hoàn toàn có chứa các protein được bẻ gãy hoàn toàn thành các khối cơ bản (axit amin), do đó cho phép bé hấp thụ được dễ dàng. Các loại sữa công thức này được coi là hầu như không gây dị ứng và được sử dụng cho những bé bị dị ứng protein.

Vitamin và khoáng chất

Hầu hết các chữ trên nhãn thành phần là mô tả các thành phần vitamin và khoáng chất. Những từ này có thể gây khó hình dung – chẳng hạn như ferrous sulfate là sắt, natri ascorbate là vitamin C và canxipantothenate là vitamin B5.

AAP khuyến cáo rằng tất cả các em bé khỏe mạnh không bú sữa mẹ hoàn toàn nên dùng loại sữa công thức có tăng cường chất sắt cho đến khi chúng được một tuổi. Điều quan trọng là trẻ sơ sinh phải nhận được lượng sắt tối thiểu được đề nghị (0,27 mg hàng ngày cho trẻ 0-6 tháng; 11 mg hàng ngày cho trẻ 7-12 tháng) để phòng ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Sắt rất quan trọng để giúp cho máu tuần hoàn oxy, là chất mà tất cả các tế bào của cơ thể đều cần để hoạt động bình thường. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhận được đủ chất sắt trong năm đầu tiên của bé rất quan trọng cho sự phát triển của não bộ. Hàm lượng sắt dự trữ của bé được thiết lập trong ba tháng thai kỳ thứ ba, vì vậy trẻ sinh non cần được hỗ trợ thêm từ nguồn bên ngoài để nhận được nhiều chất sắt. Hầu hết các loại sữa công thức có chứa ít nhất là 4 mg sắt mỗi lít, mặc dù các loại sữa công thức có hàm lượng “sắt thấp” cũng được bày bán trong siêu thị. Những loại sữa công thức đó được xây dựng từ nhiều năm trước vì có những quan niệm sai lầm rằng chất sắt có thể gây ra táo bón. AAP mong muốn các loại sữa công thức có chứa ít sắt phải được sản xuất hoặc có dán nhãn là dinh dưỡng không đầy đủ.

Các thành phần khác

Dưới đây là các thành phần mà các thương hiệu khác nhau đã tinh chỉnh công thức của họ để làm cho chúng khác với các thương hiệu khác.

Nucleotide

Đây là những khối cơ bản của DNA và RNA, thành phần tự nhiên có trong sữa mẹ. Chúng có một số chức năng và có thể hỗ trợ trong sự phát triển của hệ thống miễn dịch. Các nhãn hiệu sữa công thức khác nhau có hàm lượng các nucleotide bổ sung khác nhau.

Tinh bột gạo

Tinh bột gạo được bổ sung vào loại sữa công thức “chống trào ngược”. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên chọn loại công thức này để giảm bớt hiện tượng trào ngược axit của bé.

Chất xơ

Chất xơ đậu nành được bổ sung vào sữa công thức từ đậu nành để điều trị tạm thời bệnh tiêu chảy. Loại sữa công thức duy nhất có chứa chất xơ là Dielac Alpha dành cho bệnh tiêu chảy, được chứng minh lâm sàng có thể làm giảm thời gian tiêu chảy.

Amino axit

Axit amin như taurine, methionine và carnitine được thêm vào sữa công thức từ đậu nành và đôi khi là sữa công thức từ sữa bò để phù hợp với các axit amin trong sữa mẹ.

 

Share This
COMMENTS
Comments are closed