Thế nào là ọc sữa sinh lý và bệnh lý ở trẻ

Ọc sữa là dấu hiệu thường thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy là dấu hiệu bình thường nhưng đòi hỏi ba mẹ phải hết sức lưu ý và có cách khắc phục hiệu quả, để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

1. Ọc sữa sinh lý

Có nhiều nguyên nhân gây ọc sữa sinh lý ở trẻ, trong đó có 2 nguyên nhân phổ biến nhất: 

– Đối với trẻ sơ sinh trong khoảng 1 đến 2 tháng tuổi, hệ thống tiêu hóa của trẻ còn non yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ, nên khi bú trẻ có thể nuốt hơi theo vào dạ dày gây no, chưa kể là các bà mẹ thường có thói quen đặt con nằm ngay sau khi bù xong. Điều này dễ dẫn đến tình trạng ọc sữa cho trẻ.

– Mẹ cho bé bú sữa quá nhiều và nhanh cũng là nguyên nhân khiến cho dạ dày của con không kịp tiêu hóa khiến sữa bị trào ra ngoài.

2. Ọc sữa bệnh lý

Nếu mẹ đã có biện pháp khắc phục nhưng tình trạng ọc sữa, nôn trớ ở trẻ vẫn cứ tiếp diễn hoặc nếu bé bị ọc sữa, nôn trớ kèm theo một số dấu hiệu khác thì mẹ cần lưu ý bởi rất có thể bé bị một bệnh lý nào đó.

– Khi trẻ có biểu hiện ọc sữa liên tục mặc dù không bú cũng ọc, hoặc ói ra rồi bú, bú xong lại ói ra thì rất có thể trẻ bị các dị tật ở đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp tá tràng ,…

làm sạch khoang miệng cho con khi bị ọc sữa

– Trẻ đột nhiên ói, đang bú bình thường bỗng nhiên khóc thét lên, ưỡn bụng, bụng có thể nổi phồng lên thì có thể trẻ bị một số bệnh đường tiêu hóa như tắc ruột, lồng ruột hay gặp ở những trẻ sau 3 tháng tuổi.

– Trẻ bị ọc sữa kèm theo vặn mình, giật mình hay co giật, quấy khóc ban đêm thì là do trẻ bị thiếu canxi.

3. Cách xử lý ọc sữa cho trẻ

– Nôn trớ, ọc sữa thường liên quan đến thói quen cho trẻ ăn uống: Hay gặp ở trẻ nhỏ do ép trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, bú chai, ngậm vú giả, pha sữa không đúng cách, không dung nạp sữa bò hoặc bắt đầu ăn bổ sung với thức ăn mới lạ… Nôn thường xuất hiện sớm, số lượng chất nôn ít, chủ yếu là thức ăn. Trẻ vẫn chơi bình thường, không ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể. Do vậy, chỉ cần điều chỉnh cách cho ăn như sau:

– Không ép trẻ ăn nhiều làm cho trẻ sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn.
– Chia thức ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để bảo đảm đủ số lượng thức ăn cần thiết.
– Ở những trẻ bú mẹ thì sau khi bú xong nên bế trẻ 10-15 phút rồi mới đặt trẻ nằm.
– Pha sữa đúng công thức và nên cho ăn bằng thìa hoặc uống bằng cốc.
– Khi cho trẻ bú bình với đầu vú cao su thì cần nghiêng bình sao cho sữa ngập cổ bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày.
– Một số trẻ tạm thời cơ thể không dung nạp sữa bò tươi thì thay thế bằng sữa đậu nành hoặc sữa bò dưới dạng sữa chua.

Hi vọng với những chia sẻ này sẽ phần nào giúp ba mẹ có thêm kiến thức về triệu chứng nôn trớ ở trẻ. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm tại đây để biết thêm thông tin chi tiết.

Share This
COMMENTS
Comments are closed