Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa: Nguyên nhân và một số biện pháp phù hợp

Vào những tháng đầu đời, trẻ sơ sinh thường bị ọc sữa hay nôn trớ, đây là điều bình thường, thế nhưng lại có rất ít các bậc bố mẹ biết được nguyên nhân gây ra và cách xử lý hiệu quả cho hiện tượng này.

Một số nguyên nhân chủ yếu

Ép con dung nạp quá nhiều sữa

Nguyên nhân thường gặp của việc ọc sữa là do thói quen ăn uống hàng ngày. Khi trẻ bú sữa mẹ, phản xạ nuốt xảy ra tự phát. Tuy nhiên, nếu khoang miệng của bé quá nhỏ mà lượng sữa lại quá nhiều, điều này sẽ gây khó khăn cho việc thở của con. Do đó, phản ứng tự nhiên của cơ thể là nôn trớ ra ngoài những gì đứa trẻ đã ăn.

Một lý do nữa là do dạ dày của đứa trẻ vẫn chưa lớn và phát triển toàn diện, khi trẻ ăn quá nhiều và khi đó lại nằm ngửa, đây là sự kết hợp mà kết quả là sẽ gây trớ sữa cho con.

Ngoài ra, đối với trẻ bú bình, lỗ trên núm vú quá nhỏ buộc trẻ phải sử dụng nhiều lực hơn để hút và điều đó cũng là nguyên nhân gây nôn sữa.

Thực quản ngắn

Thực quản của trẻ sơ sinh tương đối khá ngắn, vì vậy nếu bạn cho con ăn quá nhanh, bé sẽ nuốt nhiều khí hơn vào bụng và hiện tượng ọc sữa sẽ xảy ra.

Các yếu tố truyền nhiễm

Trẻ sơ sinh có nhiều khả năng bị nhiễm trùng, bao gồm nhiễm trùng ruột, viêm rốn, nhiễm trùng da, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết … là những nhân tố có thể khiến cho hệ tiêu hóa của con bị rối loạn và gây phản xạ nôn.

Một số nguyên nhân khác

Hệ tiêu hóa chưa tốt, tư thế cho ăn sai cách, thức ăn có vị chua, khó tiêu cũng là một trong những nguyên nhân chính gây trớ sữa.

nguyên nhân gây trớ sữa và biện pháp khắc phục

Phương pháp điều trị ọc sữa cho bé

Giúp con ợ hơi là một phương pháp hiệu quả để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày. Cách thực hiện chỉ đơn giản là nhẹ nhàng vỗ vào lưng của bé, theo chiều từ trên xuống dưới, để thực phẩm dễ dàng đi xuống dạ dày và không khí có thể đẩy ra ngoài hiệu quả.

Cho con ăn thực phẩm hợp vệ sinh để phòng ngừa nhiễm trùng.

Không buộc trẻ ăn quá no, dạ dày không căng là cách tốt nhất để tránh được cảm giác buồn nôn và ọc sữa.

Ăn các bữa nhỏ thay vì chỉ ăn 2-3 bữa chính một ngày. Ngoài ra, khoảng cách giữa hai bữa ăn cần được tính toán một cách hợp lý để đảm bảo con đã tiêu hóa xong thức ăn từ cử trước.

Nếu con nôn nhiều, thuốc có dạng xirô, thuốc viên, viên nén và tiêm chống nôn có thể là biện pháp có thể tham khảo. Tuy nhiên phải tham khảo trước sự tư vấn của các chuyên gia.

Ọc sữa, nôn trớ chỉ là triệu chứng, không phải là bệnh. Đây là một hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh trong những tuần tuổi đầu tiên, là thời điểm cơ thể của bé đang điều chỉnh để tiếp nhận các mẫu thức ăn mới. Do đó cha mẹ không cần quá lo lắng, chỉ cần cho bé ăn đúng cách, đúng tư thế và áp dụng các biện pháp hợp lý là có thể thành công khắc phục được tình trạng này, hoặc mẹ có thể tham khảo thêm phương pháp cải thiện ọc sữa – nôn trớ cho bé tại: http://bit.ly/2zC8o2w

Share This
COMMENTS
Comments are closed